Tòa lấy ý kiến của con trên 7 tuổi khi ba mẹ ly hôn như thế nào, con ở với ai là thắc mắc của rất nhiều bậc cha mẹ có quyết định ly hôn và muốn giành quyền nuôi con về phía mình.Việc giành quyền nuôi con là một vấn đề rất quan trọng trong một vụ việc ly hôn vì con cái cũng là một phần không thể thiếu của bố hoặc mẹ. Tòa lấy y kiến của con trên 7 tuổi là rất quan trọng và là thủ tục bắt buộc trong trình tự, thủ tục ly hôn.Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin về quy định của luật hôn nhân gia đình và một số vấn đề liên quan đến trường hợp nêu trên.
Phiên tòa lấy ý kiến con trên 7 tuổi khi ba mẹ ly hôn
Quy định việc lấy ý kiến con muốn ở với ai khi bố mẹ ly hôn
Theo Bộ luật Tố tụng Dân sự:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 208 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015: Đối với vụ án tranh chấp về nuôi con khi ly hôn hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, Thẩm phán phải lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ bảy tuổi trở lên, trường hợp cần thiết có thể mời đại diện cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em chứng kiến, tham gia ý kiến. Việc lấy ý kiến của con chưa thành niên và các thủ tục tố tụng khác đối với người chưa thành niên phải bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người chưa thành niên, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, giữ bí mật cá nhân của người chưa thành niên.
Theo luật Hôn nhân gia đình:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn: Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Tuy nhiên, ý kiến nguyện vọng của con chỉ mang tính chất tham khảo, xem xét, định hướng, là một phần để Tòa án xem xét ở với cha hay mẹ là phù hợp với con nhưng không hoàn toàn mang tính quyết định.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014: Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
>>>Xem thêm: giành quyền nuôi con trên 7 tuổi
Trình tự, thủ tục lấy ý kiến của con trên 7 tuổi trong tranh chấp quyền nuôi con
Phương pháp lấy ý kiến
- Lấy ý kiến của con thông qua bản tự khai (thể hiện nguyện vọng của con, có chữ ký hoặc điểm chỉ của con và cha, mẹ) ngay tại trụ sở Tòa án.
- Cũng có trường hợp thẩm phán đích thân trực tiếp lấy lời khai của con hoặc con chưa thành niên trực tiếp ghi Bản tự khai có sự chứng kiến của Tòa án, cha mẹ cùng ký vào Bản tự khai, có xác nhận của chính quyền địa phương.
Quy định về số lần lấy ý kiến của con
Quy định của pháp luật hiện hành không quy định cụ thể Tòa sẽ lấy ý kiến của con trên 7 tuổi bao nhiêu lần trước khi ra quyết định trao quyền nuôi con trực tiếp cho ai, việc lấy ý kiến phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Thông thường Tòa án sẽ lấy ý kiến của con thông qua Bản tự khai có chữ ký điểm chỉ của cha mẹ và con ngay tại trụ sở Tòa án. Tuy nhiên, nếu thẩm phán muốn đảm bảo tính khách quan, thể hiện đúng nguyện vọng của con mà không bị chi phối bởi cha mẹ hoặc các yếu tố ngoại cảnh khác thì sẽ trực tiếp lấy ý kiến con trên 7 tuổi hoặc trực tiếp chứng kiến con chưa thành niên ghi bản tự khai, có sự chứng kiến của cha mẹ. Mục đích để bảo đảm được quyền lợi, lợi ích của con, tôn trọng nguyện vọng của con mà từ đó xem xét, quyết định người trực tiếp nuôi con.
Trong một số trường hợp, do để bảo vệ cho sức khỏe về tâm lý của con, không muốn con biết cha mẹ mình đã ly hôn nên họ không đồng ý cho con ra Tòa để tiến hành việc lấy ý kiến. Gặp tình huống này, tòa vẫn phải tiếp tục giải quyết án bởi nếu tòa ra quyết định đình chỉ giải quyết án dân sự với lý do không có nguyện vọng của con trẻ là không đúng. Bởi trong vụ án ly hôn, con trẻ không có tư cách tham gia tố tụng.
Như vậy, không có quy định cụ thể số lần mà Tòa có thể lấy ý kiến của con trên 7 tuổi, tùy vào từng trường hợp mà Tòa có thể linh hoạt để giải quyết.
Việc lấy ý kiến của con là để bảo vệ quyền và lợi ích của con
Con không đồng ý về ở thì có giành quyền nuôi con được không?
Trên thực tế, ý kiến của con chỉ mang tính định hướng, tham khảo, là một phần để Tòa án xem xét đi đến quyết định, không có ý nghĩa hoàn toàn quyết định. Luật chỉ “xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi” tức để Tòa án quyết định xem ai là người trực tiếp nuôi con phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Trường hợp con không đồng ý về ở thì vẫn có thể có quyền giành nuôi con nếu chứng minh được cho Tòa thấy mình có khả năng nuôi con tốt hơn, đảm bảo được quyền lợi về mọi mặt của con. Một số điều kiện giành quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn có thể kể đến như:
- Phải chứng minh thu nhập hàng tháng, có tài sản, nơi ở ổn định… để tạo điều kiện cho con sinh hoạt, học tập, vui chơi…
- Chứng minh được có đủ thời gian để chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con; Chứng minh luôn có đầy đủ tư cách đạo đức để nuôi dạy con; Chứng minh đối phương không đủ điều kiện để giành quyền nuôi con, như: Thường xuyên có hành vi bạo lực, Không dành thời gian chăm sóc con, Không có thu nhập ổn định…
Giành quyền nuôi con khi con không đồng ý cùng chung sống
>>> Xem thêm: Trường hợp nào mẹ không được nuôi con
Luật sư tư vấn về tranh chấp giành quyền nuôi con
- Tư vấn thủ tục khởi kiện giành quyền nuôi con
- Tư vấn chứng minh đủ điều kiện trực tiếp nuôi con
- Hỗ trợ soạn thảo văn bản, tư vấn các vấn đề liên quan.
- Cung cấp dịch vụ luật sư tranh tụng tại Tòa.
>>>xem thêm: thuê luật sư giành quyền nuôi con
Bài viết trên đã cung cấp một số thông tin về quy định của pháp luật, phương thức và cách giành quyền nuôi con của cha mẹ khi ly hôn. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho Quý khách hàng.Nếu Quý khách hàng có thắc mắc cần giải đáp,hãy liên hệ trực tiếp Luật sư hôn nhân gia đình của chúng tôi qua Hotline 1900.633.716 để được tư vấn cụ thể trực tuyến miễn phí.