Tiền đặt cọc thuê nhà có lấy lại được không? Cách đòi lại tiền cọc đang là câu hỏi được nhiều người thuê nhà đặt ra. Khi thực hiện thuê nhà thì cần phải đặt cọc một số tiền mà chủ nhà quy định nhằm mục đích để bảo quản tài sản có trong nhà cho thuê. Để làm rõ vấn đề này, Tôi xin gửi bạn thông qua bài viết dưới đây.
Có lấy lại tiền đặt cọc thuê nhà được không
Quy định pháp luật về đặt cọc
Thỏa thuận đặt cọc là một thỏa thuận dân sự được các bên giao kết theo nhiều phương thức có thể bằng văn bản thể hiện dưới dạng hợp đồng, giấy nhận cọc, thỏa thuận đặt cọc hoặc giao kết qua các phương thức điện tử, giao kết miệng. Quy định về đặt cọc sẽ được áp dụng theo Bộ luật dân sự 2015, theo đó:
Khái niệm đặt cọc được Căn cứ Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS 2015): Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Có lấy lại tiền đặt cọc thuê nhà được không
Tiền đặt cọc thuê nhà có lấy lại được không
Về nguyên tắc theo Khoản 2 Điều 328 BLDS 2015 thì tiền đặt cọc sẽ được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để được thực hiện về nghĩa vụ trả tiền khi hợp đồng được giao kết tùy theo thỏa thuận các bên. Như vậy, trong trường hợp hai bên không có thỏa thuận khác và không rơi vào những trường hợp tranh chấp phát sinh khác thì khi chấm dứt hợp đồng thuê nhà bên cho thuê phải trả lại tiền cọc cho bên thuê.
Đơn cử trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà theo quy định tại Khoản 2 Điều 131 Luật nhà ở năm 2014 quy định trường hợp thuê nhà ở không thuộc sở hữu nhà nước thì việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở được thực hiện khi có một trong các trường hợp sau:
- Hợp đồng thuê nhà ở hết hạn; trường hợp trong hợp đồng không xác định thời hạn thì hợp đồng chấm dứt sau 90 ngày, kể từ ngày bên cho thuê nhà ở thì phải có thông báo cho bên thuê nhà ở biết việc chấm dứt hợp đồng;
- Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng….
Bên cạnh đó, Điều 132 Luật nhà ở năm 2014 cũng quy định: Bên thuê nhà ở sẽ có quyền tự đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở khi bên cho thuê nhà ở có một trong các hành vi sau đây:
- Không sửa chữa nhà ở khi có hư hỏng nặng;
- Tăng giá thuê nhà ở bất hợp lý hoặc tăng giá thuê nhà mà không thông báo cho bên thuê nhà biết trước theo thỏa thuận;
- Khi quyền sử dụng nhà ở bị hạn chế do lợi ích của người thứ ba.
Bên đơn phương chấm dứt thực hiện những hợp đồng thuê nhà thì phải thông báo cho bên kia biết trước ít nhất 30 ngày, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; nếu vi phạm quy định tại khoản này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Như vậy, sau khi bên thuê nhà và chủ nhà tiến hành làm hợp đồng đặt cọc mà bên chủ nhà chậm sửa chữa theo thỏa thuận, bên thuê nhà có quyền đơn phương chấm dứt thỏa thuận đặt cọc.
Khi đơn phương chấm dứt thỏa thuận đặt cọc, bên thuê nhà phải thông báo cho bên chủ nhà biết và yêu cầu chủ nhà phải hoàn trả tiền đặt cọc lại cho mình.
>>>Xem thêm: Tranh chấp tiền đặt cọc thuê nhà
Chủ nhà không trả tiền cọc thì làm gì?
Để xét xem việc bên cho thuê không trả tiền đặt cọc đúng hay sai? Cần phải dựa vào các điều khoản trong hợp đồng thuê nhà mà hai bên đã ký kết:
- Trường hợp 1: Nếu hai bên ký hợp đồng thuê nhà, trong hợp đồng có thỏa thuận về việc đặt cọc và hoàn trả đặt cọc thì phải được giải quyết dựa trên quy định của hợp đồng.
- Trường hợp 2: Nếu hai bên không ký kết hợp đồng thuê nhà hoặc có ký kết nhưng trong hợp đồng không quy định về việc hoàn trả tiền đặt cọc thì theo nguyên tắc bên cho thuê (bên nhận đặt cọc) phải có trách nhiệm trả lại số tiền đặt cọc cho bên đặt cọc. Khoản 2 điều 358 BLDS đã quy định: Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.. Tuy nhiên, để có thể lấy lại được số tiền đặt cọc thì bên đặt cọc phải đưa ra được văn bản thoả thuận đặt cọc mà hai bên đã lập. Nếu hai bên không lập thành văn bản, để tránh trường hợp chủ nhà trọ phủ định việc trên thực tế hai bên đã đặt cọc thì bên đặt cọc có thể tìm kiếm các bằng chứng khác như: bản ghi âm, ghi hình cuộc nói chuyện giữa hai bên hoặc nhân chứng chứng nhận cuộc nói chuyện về vấn đề đặt cọc giữa hai bên.. Đây chính là cơ sở để chứng minh trên thực tế giữa hai bên có xảy ra quan hệ dân sự – đặt cọc, đồng thời cũng là căn cứ để có thể đòi lại số tiền đặt cọc thuê nhà mà chủ nhà trọ đang giữ. Nếu chủ nhà trọ vẫn cố tình không chịu trả tiền đặt cọc, có thể khởi kiện tại Tòa án cấp quận/huyện nơi có tài sản cho thuê để yêu cầu giải quyết quyền lợi chính đáng.
Khởi kiện lấy lại tiền đặt cọc thuê nhà
Thủ tục khởi kiện lấy lại tiền đặt cọc thuê nhà
Hồ sơ khởi kiện
- Đơn khởi kiện (Mẫu đơn 23-DS theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 13/01/2017)
- Các giấy tờ liên quan đến vụ kiện: hợp đồng cho thuê nhà ở, giấy tờ có liên quan
- Đối với cá nhân: Căn cước công dân (bản sao có công chứng/chứng thực).
Nơi nộp hồ sơ: Toà án nhân dân cấp huyện nơi người bị kiện cư trú, làm việc thông qua việc nộp trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc gửi online qua Cổng thông tin điện tử của Toà án (nếu có).
Tòa án có thẩm quyền
Thẩm quyền giải quyết khởi kiện đòi tiền cọc là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bên bị đơn cư trú hoặc nguyên đơn (nếu có sự thỏa thuận). Trường hợp đương sự ở nước ngoài hoặc cần ủy thác tư pháp thì thuộc thẩm quyền tòa cấp tỉnh.
Căn cứ Khoản 3 Điều 26, Khoản 1, 3 Điều 35, Khoản 1 Điều 37, khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Quy trình thực hiện khởi kiện
- Đương sự nộp Đơn khởi kiện (theo mẫu đơn số 23-DS ban hành kèm theo nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP) tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú hoặc nơi nguyên đơn cư trú nếu có thỏa thuận (căn cứ theo Điều 35, 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015) để yêu cầu giải quyết tranh chấp về Hợp đồng thuê nhà. Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo thì Toà xem xét đơn khởi kiện. Nếu đáp ứng đủ các điều kiện thì người khởi kiện phải làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí;
- Sau đó toà án sẽ tiến hành thụ lý vụ án;
- Tòa án tiến hành các thủ tục cần thiết để đưa vụ án ra xét xử bao gồm: Chuẩn bị xét xử và hòa giải;
- Tòa án thực hiện việc xét xử sơ thẩm vụ án;
- Xét xử phúc thẩm vụ án (nếu có).
>>>Xem thêm: Thủ tục khởi kiện dân sự
Tư vấn về tiền cọc thuê nhà
Luật sư tư vấn tiền cọc thuê nhà
- Tư vấn, soạn thảo hợp đồng thuê nhà;
- Tư vấn quyền đòi lại tiền cọc trong hợp đồng thuê nhà;
- Tư vấn, hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ để khởi kiện đòi tiền cọc cho khách hàng.
- Thay mặt khách hàng làm việc với bên thứ ba và cơ quan nhà nước.
- Hướng dẫn trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà;
- Tư vấn các vấn đề khác liên quan theo yêu cầu khách hàng
Với nhu cầu thuê nhà đông đảo như hiện nay, đặc biệt là đối với các đối tượng sinh viên, người xa quê đi làm tại thành phố, khu công nghiệp,…không tránh khỏi các tranh chấp tiền đặt cọc thuê nhà xảy ra. Liên hệ tổng đài tư vấn luật dân sự của chúng tôi qua hotline 1900633716 để được cung cấp thông tin liên quan và phương hướng giải quyết tranh chấp tiền đặt cọc thuê nhà cũng như các dạng tranh chấp khác.