Thủ tục xin giấy phép kinh doanh sản phẩm an toàn thông tin mạng được quy định cụ thể thông qua Nghị định 108/2016/nđ-cp và Luật An toàn Thông tin mạng hay còn được gọi là Luật an ninh mạng. Sau đây, Tôi sẽ chi tiết cụ thể cho Quý bạn đọc về các quy định liên quan đến mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ cùng với hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu thông qua bài viết dưới này.
xin giấy phép kinh doanh sản phẩm an toàn thông tin mạng
Kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng là gì?
Theo quy định Luật An toàn Thông tin mạng 2015 thì kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng gồm kinh doanh sản phẩm an toàn thông tin mạng và kinh doanh dịch vụ an toàn thông tin mạng.
Cơ sở pháp lý: Điều 40 Luật An toàn Thông tin mạng 2015
Các sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu theo giấy phép
Sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu theo giấy phép bao gồm:
- Sản phẩm kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng là các thiết bị phần cứng, phần mềm có các chức năng cơ bản sau: Rà quét, kiểm tra, phân tích cấu hình, hiện trạng, dữ liệu nhật ký của hệ thống thông tin; phát hiện lỗ hổng, Điểm yếu; đưa ra đánh giá rủi ro an toàn thông tin;
- Sản phẩm giám sát an toàn thông tin mạng là các thiết bị phần cứng, phần mềm có các chức năng cơ bản sau: Giám sát, phân tích dữ liệu truyền trên hệ thống thông tin; thu thập, phân tích dữ liệu nhật ký theo thời gian thực; phát hiện và đưa ra cảnh báo sự kiện bất thường, có nguy cơ gây mất an toàn thông tin;
- Sản phẩm chống tấn công, xâm nhập là các thiết bị phần cứng, phần mềm có chức năng cơ bản ngăn chặn tấn công, xâm nhập vào hệ thống thông tin.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 3, Điều 4 Nghị định 108/2016/NĐ-CP quy định chi tiết điều kiện kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng
Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng
Doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng, khi đáp ứng đủ các điều kiện (tại khoản 1 Điều 42 Luật An toàn thông tin mạng 2015) sau đây:
- Phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển an toàn thông tin mạng quốc gia;
- Có hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất phù hợp với quy mô cung cấp sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng;
- Có đội ngũ quản lý, điều hành, kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu chuyên môn về an toàn thông tin;
- Có phương án kinh doanh phù hợp.
Riêng một số hoạt động thì một số điều kiện được quy định chi tiết hơn như sau:
Đối với hoạt động nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng theo quy định, doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện tại Điều 42 Luật An toàn thông tin mạng 2015 nhưng có quy định chi tiết hơn về :
- Có đội ngũ quản lý, Điều hành đáp ứng được yêu cầu chuyên môn về an toàn thông tin; có cán bộ kỹ thuật chịu trách nhiệm chính có bằng đại học chuyên ngành hoặc chứng chỉ an toàn thông tin hoặc công nghệ thông tin hoặc điện tử viễn thông với số lượng nhân sự đáp ứng được quy mô, yêu cầu của phương án kinh doanh;
- Có phương án kinh doanh phù hợp và bao gồm các nội dung: Mục đích nhập khẩu; phạm vi, đối tượng cung cấp sản phẩm; sự đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đối với từng loại sản phẩm; chi Tiết các tính năng kỹ thuật cơ bản của sản phẩm.
Đối với hoạt động sản xuất sản phẩm an toàn thông tin mạng theo quy định, doanh nghiệp tại Điều 42 Luật An toàn thông tin mạng 2015 nhưng có quy định chi tiết hơn về :
- Có hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất và công nghệ sản xuất phù hợp với phương án kinh doanh sản phẩm an toàn thông tin mạng;
- Có đội ngũ quản lý, Điều hành đáp ứng được yêu cầu chuyên môn về an toàn thông tin; có đội ngũ kỹ thuật có bằng đại học chuyên ngành hoặc chứng chỉ an toàn thông tin hoặc công nghệ thông tin hoặc điện tử viễn thông với số lượng nhân sự đáp ứng được quy mô, yêu cầu của phương án kinh doanh;
- Có phương án kinh doanh phù hợp và bao gồm các nội dung: Phạm vi đối tượng cung cấp sản phẩm; loại hình sản phẩm dự kiến sản xuất; sự đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đối với từng loại sản phẩm; các tính năng kỹ thuật cơ bản của sản phẩm.
Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm an toàn thông tin mạng
Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ an toàn thông tin mạng theo quy định, doanh nghiệp tại Điều 42 Luật An toàn thông tin mạng 2015 nhưng có quy định chi tiết hơn về :
- Có hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất phù hợp với quy mô cung cấp dịch vụ, phương án kinh doanh;
- Có đội ngũ quản lý, Điều hành đáp ứng được yêu cầu chuyên môn về an toàn thông tin; có đội ngũ kỹ thuật có bằng đại học chuyên ngành hoặc chứng chỉ an toàn thông tin hoặc công nghệ thông tin hoặc điện tử viễn thông với số lượng nhân sự đáp ứng được quy mô, yêu cầu của phương án kinh doanh;
- Có phương án kinh doanh phù hợp và bao gồm các nội dung: Phạm vi đối tượng cung cấp dịch vụ; loại hình dịch vụ dự kiến cung cấp; phương án bảo mật thông tin của khách hàng; phương án đảm bảo chất lượng dịch vụ.
Cơ sở pháp lý: Điều 6 Nghị định 108/2016/NĐ-CP quy định chi tiết điều kiện kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng; Điều 42 Luật An toàn Thông tin mạng 2015
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm an toàn thông tin mạng
(TÊN DOANH NGHIỆP) ——- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: …………. | …, ngày … tháng … năm … |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU SẢN PHẨM AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG
Kính gửi: Cục An toàn thông tin.
– Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng ngày 19 tháng 11 năm 2015;
– Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017;
– Căn cứ Nghị định số 108/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết điều kiện kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng;
– Căn cứ Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý ngoại thương;
– Căn cứ Thông tư số 13/2018/TT-BTTTT ngày 15 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Danh mục sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu theo giấy phép và trình tự, thủ tục, hồ sơ cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng;
– Căn cứ Thông tư số 10/2022/TT-BTTTT ngày 20 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2018/TT-BTTTT ngày 15 tháng 10 năm 2018 quy định Danh mục sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu theo giấy phép và trình tự, thủ tục, hồ sơ cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng;
(Tên doanh nghiệp) đề nghị Cục An toàn thông tin cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng với các nội dung sau:
Phần 1. Thông tin chung
- Tên doanh nghiệp: ……………………………………………………………………………
- Người đại diện theo pháp luật: ………………………………………………………………
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: …………………… do …………………….
cấp ngày … tháng … năm … tại ………………………………………………………………. - Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………………….
- Điện thoại: ………………………… 6. Thư điện tử: ………………………………………
- Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng số …………………
do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày … tháng … năm ……………………
Phần 2. Sản phẩm nhập khẩu
- Tên sản phẩm: ………………………………………………………………………………
- Ký hiệu: ………………………………………………………………………………………
- Tính năng về an toàn thông tin: ……………………………………………………………
- Mã HS: ……………………………………………………………………………………….
- Số lượng: ……………………………………………………………………………………
- Hãng sản xuất: ………………………………………………………………………………
(Nếu có nhiều sản phẩm thì lập danh mục kèm theo đơn)
- Mục đích nhập khẩu: ………………………………………………………………………
- Đối tượng và mục đích sử dụng: …………………………………………………………
(Nếu chưa xác định được đối tượng sử dụng thì bổ sung phương án phân phối, dự kiến đối tượng sử dụng và bổ sung ngay sau khi xác định được đối tượng sử dụng)
Phần 3. Hồ sơ kèm theo
1 …………………………………………………………………………………………………
2 …………………………………………………………………………………………………
3 …………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
Phần 4. Cam kết
(Tên doanh nghiệp) cam kết thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của Nhà nước và của Bộ Thông tin và Truyền thông về nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng./.
Nơi nhận: – Như trên; – ……….. |
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP (Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu hoặc ký số của doanh nghiệp) |
>>>Tải mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm an toàn thông tin mạng: TẠI ĐÂY
Trình tự, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm theo Luật an ninh mạng
Hồ sơ
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng, trong đó nêu rõ loại hình sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng sẽ kinh doanh;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương;
- Bản thuyết minh hệ thống thiết bị kỹ thuật bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật;
- Phương án kinh doanh gồm phạm vi, đối tượng cung cấp sản phẩm, dịch vụ, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, dịch vụ;
- Bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn về an toàn thông tin của đội ngũ quản lý, điều hành, kỹ thuật.
Cơ sở pháp lý: khoản 1, khoản 2 Điều 43 Luật An toàn Thông tin mạng 2015; Điều 7 Nghị định 108/2016/NĐ-CP quy định chi tiết điều kiện kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng
thủ tục cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm an ninh mạng
Thủ tục
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng và xác nhận bằng văn bản hoặc qua thư điện tử về việc đã nhận hồ sơ của doanh nghiệp trong vòng 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ.
- Bước 2: Kiểm tra tính hợp lệ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng
- Bước 3: Thông báo cho doanh nghiệp nộp hồ sơ biết về tính hợp lệ của hồ sơ sau 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ.
- Bước 4: Thẩm định hồ sơ không vượt quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
- Bước 5: Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với bộ, ngành có liên quan thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Lưu ý: Đối với hồ sơ không hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản thông báo cho doanh nghiệp nộp hồ sơ và nêu rõ yếu tố không hợp lệ. Doanh nghiệp có quyền nộp lại hồ sơ bổ sung hoặc văn bản giải trình tính hợp lệ. Việc kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ nộp lại được thực hiện theo quy định
Cơ sở pháp lý: Điều 8, Điều 9, điểm a khoản 4 Điều 10 Nghị định 108/2016/NĐ-CP quy định chi tiết điều kiện kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng; Điều 44, Điều 45 Luật An toàn Thông tin mạng 2015
Tư vấn xin giấy phép kinh doanh sản phẩm an toàn thông tin mạng
- Tư vấn điều kiện đăng ký xác nhận nội dung kinh doanh sản phẩm an toàn thông tin mạng;
- Tư vấn chuẩn bị hồ sơ, thông tin để hoàn thiện hồ sơ đăng ký kinh doanh sản phẩm an toàn thông tin mạng;
- Soạn thảo hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung kinh doanh sản phẩm an toàn thông tin mạng;
- Thay mặt doanh nghiệp làm các thủ tục đăng ký xác nhận nội dung kinh doanh;
- Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình thực hiện thủ tục đăng ký xác nhận nội dung kinh doanh sản phẩm an toàn thông tin mạng;
- Nhận và giao lại cho khách hàng giấy xác nhận đăng ký kinh doanh sản phẩm an toàn thông tin mạng do cơ quan có thẩm quyền quản lý cấp phép;
>>>Xem thêm: Dịch vụ luật sư riêng cho doanh nghiệp
Với một xã hội phát triển hiện nay, việc kinh doanh trên nền tảng kỹ thuật số phải được quy định một cách cụ thể để tránh xảy ra những điều không tốt trên nền tảng này. Vì thế, Luật L24H của chúng tôi xin cung cấp đến Quý khách hàng về bài viết trên và dịch vụ luật sư của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua HOTLINE 1900.633.716 để được luật sư chuyên tư vấn luật doanh nghiệp hướng dẫn chi tiết hơn. Xin cảm ơn!