Thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án hình sự đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính công bằng, khách quan và đúng pháp luật cho hoạt động xét xử, góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các đương sự. Bài viết này cung cấp thông tin về quy định cơ quan xét xử, lý do mở phiên tòa phúc thẩm và nội dung phiên tòa phúc thẩm, giúp bạn hiểu rõ hơn về quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong quá trình xét xử.
Hội đồng xét xử phúc thẩm với ba thẩm phán
Phạm vi xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Theo quy định tại Điều 345 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) quy định về phạm vi xét xử phúc thẩm như sau:
Tòa án cấp phúc thẩm xem xét phần nội dung của bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị. Nếu xét thấy cần thiết, có thể xem xét các phần khác của bản án, quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị
Như vậy phạm vi của thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án hình sự là xem xét lại nội dung của bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị.
Tham khảo thêm về: Xét xử phúc thẩm là gì? Trình tự phiên tòa phúc thẩm hình sự
Trình tự xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Chuẩn bị xét xử phúc thẩm
Theo quy định tại Điều 346 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm như sau:
Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 60 ngày, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án
Trong thời hạn 45 ngày đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu, 75 ngày đối với vụ án Tòa án dân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phải ra một trong các quyết định sau:
- Đình chỉ xét xử phúc thẩm
- Đưa vụ án ra xét xử
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm. Chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tòa, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa, bị hại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.
Như vậy, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, Tòa án phải ra quyết định về mở phiên tòa phúc thẩm, điều này nhằm đảm bảo cho giải quyết kháng cáo, kháng nghị từ những chủ thể có yêu cầu để vừa đảm bảo được lợi ích của họ được giải quyết vừa đảm bảo cho việc xem xét lại vụ án nhằm xử đúng người đúng tội, tránh sai sót trong quá trình phiên tòa sơ thẩm tuyên sai.
Phiên tòa phúc thẩm
Theo quy định tại Điều 354 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định đối với phiên tòa phúc thẩm như sau:
- Thủ tục bắt đầu phiên tòa và thủ tụng tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm được tiến hành như phiên tòa sơ thẩm nhưng trước khi xét hỏi, một thành viên của Hội đồng xét xử trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung kháng cáo, kháng nghị.
- Chủ tọa phiên tòa hỏi người kháng cáo có thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo hay không; nếu có thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu Kiểm sát viên trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo.
- Chủ tọa phiên tòa hỏi Kiểm sát viên có thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị hay không; nếu có thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu bị cáo và những người liên quan đến kháng nghị trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị.
- Khi tranh tụng tại phiên tòa, Kiểm sát viên, người khác liên quan đến kháng cáo, kháng nghị phát biểu ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị; Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án.
Như vậy, thủ tục phiên tòa phúc thẩm có nhiều nét cơ bản giống với thủ tục tại phiên tòa sơ thẩm. Nhưng vẫn có những điểm mới liên quan đến quyền và nghĩa vụ của Viện kiểm sát, của người khác liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.
Phiên tòa xét xử vụ án hình sự
Thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm với bản án hình sự sơ thẩm
Căn cứ theo khoản 1 Điều 355 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm như sau:
- Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm
- Sửa bản án sơ thẩm
- Hủy bản bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại
- Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án
- Đình chỉ việc xét xử phúc thẩm
Như vậy theo quy định tại khoản 1 Điều 355 Bộ luật Tố tụng dân sự, Hội đồng xét xử phúc thẩm có thẩm quyền giữ nguyên bản án sơ thẩm, sửa bản án sơ thẩm, hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án
Bị cáo trong phiên tòa xét xử
Tư vấn về trình tự, thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Dịch vụ luật sư tư vấn về các quy định đối với lời khai và các quy trình tố tụng khác của Luật L24H sẽ tư vấn cho quý khách hàng những dịch vụ sau:
- Gặp gỡ khách hàng, tiếp nhận, thu thập, nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự;
- Tư vấn các vấn đề liên quan đến thủ tục phúc thẩm vụ án hình sự;
- Soạn thảo đơn kháng cáo, thu thập chứng cứ, hướng dẫn khách hàng thực hiện các thủ tục liên quan;
- Tham gia các buổi làm việc, tranh tụng tại tòa, bào chữa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự.
Trình tự, thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án hình sự nằm trong giai đoạn xét xử vụ án, có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành các bản án, quyết định hình sự. Bài viết đã cung cấp thông tin về trình tự thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án hình sự cũng như thẩm quyền của hội đồng xét xử đối với bản án sơ thẩm. Nếu quý khách có bất cứ thắc mắc nào về về trình tự, thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án hình sự hoặc có bất cứ câu hỏi nào trong tố tụng hình sự, cần luật sư hình sự tư vấn hoặc bào chữa, hãy liên lạc với chúng tôi qua hotline 1900633716 để được Luật sư hình sự của Luật L24H hỗ trợ kịp thời.
Bài viết liên quan có thể bạn quan tâm: Có thể xét xử phúc thẩm vụ án hình sự theo thủ tục rút gọn khi nào?