Thủ tục sáp nhập dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư

Thủ tục sáp nhập dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư là công việc mà nhà đầu tư quyết định thực hiện trong thời gian thực hiện dự án đầu tư đã được chấp thuận trong trường hợp theo đuổi các mô hình đầu tư mới. Bài viết dưới đây sẽ giúp quý đọc giả biết về hồ sơ, thủ tục xin sáp nhập đầu tư đối với những dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư và một số vấn đề khác có liên quan.

Quy định về thủ tục sáp nhập dự án đầu tư

Quy định về thủ tục sáp nhập dự án đầu tư

Quy định về sáp nhập dự án đầu tư

Sáp nhập dự án đầu tư là gì?

Khái niệm về sáp nhập dự án đầu tư được ghi nhận theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 50 Nghị định 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư (sau đây viết tắt là Nghị định 31/2021/NĐ-CP), theo đó nhà đầu tư có quyền điều chỉnh dự án đầu tư theo các hình thức sáp nhập một hoặc một số dự án đầu tư của nhà đầu tư đó (sau đây gọi là dự án được sáp nhập) vào một dự án đầu tư của nhà đầu tư đó (sau đây gọi là dự án nhận sáp nhập).

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 41 Luật Đầu tư năm 2020 có đề cập rằng việc sáp nhập dự án đầu tư sẽ được diễn ra trong quá trình thực hiện dự án đầu tư với các mục đích để góp vốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác kinh doanh hoặc các nội dung khác và phải phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều kiện sáp nhập dự án đầu tư

  • Các điều kiện sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có) và điều kiện khác theo quy định của pháp luật;
  • Không được thay đổi điều kiện của nhà đầu tư (nếu có) tại Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thực hiện việc chia, tách, sáp nhập dự án đầu tư.

CSPL: Khoản 2 Điều 50 Nghị định 31/2021/NĐ-CP

>>>Xem thêm: Dự án đầu tư là gì? dịch vụ tư vấn dự án đầu tư xây dựng uy tín

Hồ sơ sáp nhập dự án đầu tư khi đã được chấp thuận chủ trương đầu tư

Hồ sơ trong trường hợp này sẽ căn cứ theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 50 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, theo đó, đối với dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư nộp 08 bộ hồ sơ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc 04 bộ hồ sơ cho Cơ quan đăng ký đầu tư tương ứng với thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư dự án. Và hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
  • Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư đến thời điểm chia, tách, sáp nhập dự án đầu tư; quyết định của nhà đầu tư về việc chia, tách, sáp nhập dự án đầu tư hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương;
  • Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có);
  • Bản sao Quyết định chấp thuận nhà đầu tư (nếu có);
  • Giải trình hoặc cung cấp tài liệu liên quan đến việc điều chỉnh những nội dung quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều 33 của Luật Đầu tư (nếu có).

Chuẩn bị hồ sơ cho quá trình sáp nhập

Chuẩn bị hồ sơ cho quá trình sáp nhập

Thủ tục sáp nhập các dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư

Đầu tiên, Nhà đầu tư phải nộp các hồ sơ đã được chuẩn bị đến các cơ quan có thẩm quyền được quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 50, Điều 44, Điều 45 và Điều 46 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, cụ thể:

  • Bộ Kế hoạch đầu tư nếu thẩm quyền chấp thuận chủ trương là Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ. Số lượng hồ sơ cần nộp: 8 bộ.
  • Cơ quan đăng ký đầu tư tương ứng với thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư dự án (Sở Kế hoạch Đầu tư hoặc Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế). Số lượng hồ sơ cần nộp: 4 bộ.

Sau đó, theo quy định tại điểm b Khoản 3 Điều 50 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, chính các cơ quan tiếp nhận hồ sơ  sẽ là cơ quan xem xét điều kiện sáp nhập dự án đầu tư để thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư theo quy định tương ứng tại các Điều 44, 45 và 46 của Nghị định 31/2021/NĐ-CP. Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư được gửi cho Cơ quan đăng ký đầu tư và nhà đầu tư.

Đối với dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 41 Luật Đầu tư, nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ quy định cho Cơ quan đăng ký đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư xem xét các điều kiện sáp nhập dự án đầu tư để thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư theo quy định tại Điều 47 của Nghị định 31/2021/NĐ-CP. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh được gửi cho nhà đầu tư.

Tư vấn thủ tục sáp nhập dự án đầu tư

Tư vấn thủ tục sáp nhập dự án đầu tư

Tư vấn sáp nhập chủ trương đầu tư

  • Tư vấn các quy định về chia, tách, sáp nhập dự án đầu tư
  • Tư vấn thực hiện điều chỉnh dự án đầu tư
  • Tư vấn về thời hạn thực hiện dự án đầu tư
  • Tư vấn về thủ tục xin sáp nhập dự án đầu tư
  • Soạn thảo hồ sơ sáp nhập dự án đầu tư

>>> Xem thêm: Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp theo quy định mới nhất

Hồ sơ, quy trình sáp nhập dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư khá phức tạp, do đó nhà đầu tư nên tìm hiểu quy định pháp luật cụ thể về vấn đề này để sớm thực hiện và nhận phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền.  Nếu có khó khăn hoặc thắc mắc gì về vấn đề trên cần luật sư tư vấn luật doanh nghiệp về sáp nhập hãy vui lòng liên hệ đến hotline 1900.633.716 để được các luật sư doanh nghiệp tư vấn kỹ hơn. Xin cảm ơn.

Scores: 4.7 (25 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,816 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716