Thủ tục khám xét nơi làm việc, chỗ ở đúng quy định

Thủ tục khám xét nơi làm việc, chỗ ở là một trong những biện pháp điều tra nhằm tìm ra bằng chứng khi có căn cứ. Việc khám xét cần phải đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật. Vậy thẩm quyền khám xét, căn cứ khám xét cũng như thủ tục khám xét nơi làm việc, chỗ ở theo đúng trình tự, thủ tục được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Quy định về khám xét chỗ ở, nơi làm việc

Quy định về khám xét chỗ ở, nơi làm việc

Khám xét nơi làm việc, chỗ ở là gì ?

Căn cứ tại Khoản 9 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, Điều 195 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 có thể hiểu khám xét chỗ ở, nơi làm việc như sau:

Khám xét là biện pháp điều tra được tiến hành bằng cách tìm tòi, lục soát cưỡng chế người, chỗ ở, địa điểm, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm nhằm phát hiện, thu giữ công cụ, phương tiện phạm tội; đồ vật, tài sản do phạm tội mà có, đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án hoặc phát hiện xác chết hay người đang bị truy nã, người bị bắt cóc.

Thẩm quyền khám xét chỗ ở, nơi làm việc

Thẩm quyền khám xét nơi làm việc, chỗ ở

Thẩm quyền khám xét nơi làm việc, chỗ ở theo quy định

Theo Điều 193 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về những người có thẩm quyền ra lệnh khám xét là:

  • Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
  • Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
  • Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp;
  • Hội đồng xét xử.

Trường hợp Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp ra lệnh khám xét thì phải được Viện kiểm sát phê chuẩn trước khi thi hành lệnh khám xét.

Tuy nhiên cũng theo khoản 2, Điều 193, Bộ luật Tố tụng hình sự, trong trường hợp khẩn cấp thì ngoài Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp, còn có một số người cũng có quyền ra lệnh khám xét như:

  • Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,
  • Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng,
  • Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng…

Nhưng trong thời hạn 24 giờ kể từ khi khám xét xong, người ra lệnh khám xét phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 129 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì trong trường hợp có căn cứ cho rằng nơi ở là nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì thẩm quyền khám xét theo đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.

Những trường hợp được khám xét theo quy định của pháp luật

Theo khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc chỉ được thực hiện trong trường hợp:

  • Có căn cứ để nhận định trong chỗ ở, nơi làm việc có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác liên quan đến vụ án;
  • Việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân.

Như vậy, Công an chỉ được khám xét chỗ ở, nơi làm việc khi thuộc một trong những trường hợp nêu trên.

Quy định về thủ tục khám xét chỗ ở, nơi làm việc

Khám xét theo thủ tục hành chính

Căn cứ Điều 129 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:

  • Trước khi tiến hành khám xét:

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là nhà ở, nơi làm việc.

Mọi trường hợp khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản và phải lập biên bản.

  • Trong quá trình khám xét:

Khi khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có mặt người chủ nhà, nơi bị khám hoặc người thành niên trong gia đình họ và người chứng kiến. Trong trường hợp người chủ nơi bị khám, người thành niên trong gia đình họ vắng mặt mà việc khám không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và 02 người chứng kiến.

Không được khám xét nơi cất giấu phương tiện, tang vật vi phạm hành chính vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp hoặc đang thực hiện việc khám xét mà chưa kết thúc phải ghi rõ vào văn bản.

Khám xét theo thủ tục tố tụng hình sự

  • Trước khi khám xét

Theo Khoản 3 Điều 193 Bộ Luật Tố Tụng Hình sự năm 2015 thì Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về thời gian và địa điểm tiến hành khám xét để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc khám xét, trừ trường hợp khám xét khẩn cấp. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám xét. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bản khám xét.

  • Trong quá trình khám xét

Theo Điều 195 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau

  • Khi khám xét chỗ ở thì phải có mặt người đó hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người chứng kiến; trường hợp người đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và hai người chứng kiến.

Không được bắt đầu việc khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

  • Khi khám xét nơi làm việc của một người thì phải có mặt người đó, trừ trường hợp không thể trì hoãn nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
  • Việc khám xét nơi làm việc phải có đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Trong trường hợp không có đại diện cơ quan, tổ chức thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và 02 người chứng kiến

Luật sư tư vấn về trình tự, thủ tục khám xét đúng quy định

Luật sư tư vấn về thẩm quyền khám xét chỗ ở

Luật sư tư vấn về thẩm quyền khám xét chỗ ở

  • Tư vấn về các trường hợp được khám xét nơi làm việc, chỗ ở
  • Tư vấn về các quy trình khám xét theo quy định của pháp luật
  • Hướng dẫn, xem xét các giấy tờ, thủ tục trong quá trình khám xét nơi làm việc, chỗ ở
  • Hướng dẫn tố cáo hành vi khám xét chỗ ở, nơi làm việc không đúng quy định pháp luật.

Hoạt động khám xét chỗ ở, nơi làm việc của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền phải tuân thủ theo trình tự, thủ tục luật định và phải có căn cứ theo quy định của pháp luật. Qua bài viết này, hy vọng các bạn sẽ có thêm kiến thức pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân. Nếu còn thắc mắc hoặc cần luật sư tư vấn khám nhà ở, nơi làm việc vui lòng gọi ngay 1900.633.716 để được các luật sư hình sự, dân sự tư vấn tuyến miễn phí. Xin cám ơn.

Scores: 4.9 (48 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,819 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716