Thủ tục huy động vốn tại doanh nghiệp nhà nước

Thủ tục huy động vốn tại doanh nghiệp nhà nước yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước phải nắm rõ các trình tự thủ tục luật định để bổ sung nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Điều đó còn dựa vào các nguyên tắc, hình thức của việc huy động vốn tại doanh nghiệp. Để làm rõ chi tiết hơn về vấn đề này, tôi xin gửi bạn thông qua bài viết dưới đây

Huy động vốn tại doanh nghiệp nhà nước

Huy động vốn tại doanh nghiệp nhà nước

Huy động vốn theo Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước vào sản xuất, kinh doanh

Hình thức huy động vốn tại doanh nghiệp nhà nước theo luật

Căn cứ vào hình thức huy động vốn tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, theo Khoản 1 Điều 20 Nghị định 91/2015/NĐ-CP (có sửa đổi, bổ sung theo Khoản 2 Điều 6 Nghị định 140/2020/NĐ-CP) quy định Việc huy động vốn của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện theo quy định tại Điều 23 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014.

Dẫn chiếu đến Điều 23 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014, hình thức huy động vốn là việc Doanh nghiệp được quyền vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính; vay của tổ chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp, của người lao động; phát hành trái phiếu doanh nghiệp và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc thực hiện huy động vốn tại doanh nghiệp nhà nước

Phát hành trái phiếu để huy động vốn

Phát hành trái phiếu để huy động vốn

Theo khoản 1, khoản 2 Điều 23 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 quy định về huy động vốn như sau:

  • Doanh nghiệp được quyền vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính; vay của tổ chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp, của người lao động; phát hành trái phiếu doanh nghiệp và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật.
  • Nguyên tắc huy động vốn: Căn cứ chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp; Phương án huy động vốn phải bảo đảm khả năng thanh toán nợ; Người phê duyệt phương án huy động vốn phải chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra bảo đảm vốn huy động được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả; Việc huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước phải thực hiện thông qua hợp đồng vay vốn với tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; trường hợp vay vốn từ nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thì thực hiện theo quy định của pháp luật về tín dụng đầu tư phát triển và quy định khác của pháp luật có liên quan;
  • Việc huy động vốn của tổ chức, cá nhân nước ngoài, vay hoặc phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý nợ công và quy định khác của pháp luật có liên quan; Việc huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật.

Theo đó, doanh nghiệp Nhà nước được quyền vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính; vay của tổ chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp, của người lao động; phát hành trái phiếu doanh nghiệp và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật.

Và huy động vốn tại doanh nghiệp Nhà nước được thực hiện dựa trên những nguyên tắc được quy định tại khoản 2 Điều 23 nêu trên.

Trong đó có nguyên tắc người phê duyệt phương án huy động vốn phải chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra bảo đảm vốn huy động được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả.

Thẩm quyền huy động vốn thuộc về cơ quan nào

Thẩm quyền huy động vốn

Thẩm quyền huy động vốn

Theo pháp luật hiện hành thì thẩm quyền huy động vốn thuộc về:

  • Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định phương án huy động vốn đối với từng dự án có mức huy động không quá 50% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công.

Việc huy động vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm tổng số nợ phải trả bao gồm các khoản bảo lãnh đối với công ty con quy định tại khoản 4 Điều này không quá ba lần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn.

Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phân cấp cho Tổng giám đốc hoặc Giám đốc quyết định phương án huy động vốn theo quy định tại điều lệ hoặc quy chế tài chính của doanh nghiệp;

  • Trường hợp huy động vốn trên mức quy định tại điểm a khoản này, huy động vốn của tổ chức, cá nhân nước ngoài, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, phê duyệt.

Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 23 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014

Bảo lãnh cho công ty con vay vốn tổ chức tín dụng

Doanh nghiệp Nhà nước được quyền bảo lãnh cho công ty con vay vốn tại tổ chức tín dụng theo nguyên tắc tổng giá trị các khoản bảo lãnh vay vốn đối với một công ty con doanh nghiệp nắm giữ 100% vốn điều lệ không quá giá trị vốn chủ sở hữu của công ty con theo báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm gần nhất tại thời điểm bảo lãnh.

Và tổng giá trị các khoản bảo lãnh vay vốn đối với công ty con do doanh nghiệp nắm giữ trên 50% vốn điều lệ không được vượt quá giá trị vốn góp thực tế của doanh nghiệp tại thời điểm bảo lãnh.

Cơ sở pháp lý: Khoản 4 Điều 23 Luật quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014

Hướng dẫn thủ tục huy động vốn tại doanh nghiệp

Hướng dẫn thủ tục huy động vốn

Hướng dẫn thủ tục huy động vốn

  • Tư vấn pháp luật về huy động vốn tại doanh nghiệp
  • Tư vấn luật doanh nghiệp
  • Tư vấn các trình tự, thủ tục huy động vốn tại doanh nghiệp
  • Hướng dẫn soạn thảo hồ sơ huy động vốn tại doanh nghiệp
  • Chuẩn bị các hồ sơ liên quan để thực hiện việc huy động vốn
  • Giải quyết vụ việc khi xảy ra tranh chấp

Những thông tin về thủ tục huy động vốn tại doanh nghiệp nhà nước ở trên đã được trình bày cụ thể . Ngoài ra, Tôi sẽ cung cấp thêm dịch vụ tư vấn luật doanh nghiệp và các loại hình dịch vụ luật sư riêng cho doanh nghiệp, công ty trong việc huy động vốn tại doanh nghiệp nhà nước. Nếu có thắc mắc hoặc muốn được hỗ trợ trực tiếp, xin vui lòng liên hệ qua số HOTLINE 1900.633.716 để chúng tôi phục vụ tốt hơn.

Scores: 4.8 (43 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,808 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716