Trình tự, Thủ tục giải thể công ty cổ phần mới nhất năm 2024

Thủ tục giải thể công ty cổ phần là thủ tục mà các doanh nghiệp khi tiến hành phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện và tuân thủ chặt chẽ theo quy định của pháp luật về giải thể công ty cổ phần, bởi lẽ đây là hoạt động khá phức tạp đòi hỏi cần có một bên có kinh nghiệm tư vấn để thực hiện cho đúng. Do đó bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến quý khách hàng các thông tin liên quan đến hồ sơ, trình tự thủ tục giải thể công ty chi tiết cụ thể.

thủ tục giải thể công ty cổ phần

Thủ tục giải thể công ty cổ phần tại Luật L24H

Các trường hợp giải thể công ty cổ phần

Giải thể tự nguyện

  • Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
  • Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;

Căn cứ pháp lý: điểm a, điểm b khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020.

Giải thể bắt buộc

  • Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
  • Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

Căn cứ pháp lý: điểm c, điểm d khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020.

Điều kiện giải thể công ty cổ phần

  • Cần thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản có liên quan
  • Tại thời điểm giải thể công ty cổ phần không có tranh chấp nào tại Tòa án hay cơ quan trọng tài.
  • Doanh nghiệp sử dụng con dấu do cơ quan công an cấp, doanh nghiệp có trách nhiệm trả con dấu, Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu cho cơ quan công an theo quy định khi làm thủ tục giải thể.

Căn cứ pháp lý: khoản 2 Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020.

Hồ sơ giải thể công ty cổ phần

  • Thông báo về giải thể doanh nghiệp; (Phụ lục II-22 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 3 năm 2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp);
  • Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có).
  • Quyết định của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc giải thể doanh nghiệp;
  • Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có) hoặc giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu;
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

Đối với doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì ngoài các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp nộp kèm theo:

  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư;
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế;
  • Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp quy định tại Phụ lục II-14 Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT.

Căn cứ pháp lý: Điều 210 Luật Doanh nghiệp 2020.

Trình tự, thủ tục giải thể công ty cổ phần

Bước 1: Thông qua quyết định giải thể công ty công ty cổ phần

Quyết định này thể hiện sự nhất trí của các cổ đông về các vấn đề liên quan đến lý do giải thể; thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ; phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động và việc thành lập tổ thanh lý tài sản.

Bước 2: Thông báo công khai quyết định giải thể công ty cổ phần

  • Sau khi quyết định giải thể được thông qua, doanh nghiệp phải thông báo cho những người có quyền và lợi ích liên quan đến hoạt động giải thể doanh nghiệp biết về quyết định giải thể.
  • Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan.

Bước 3: Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ của công ty

Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau:

  • Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
  • Nợ thuế;
  • Các khoản nợ khác.

Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại thuộc về cổ đông công ty.

Bước 4: Nộp hồ sơ giải thể công ty cổ phần

  • Nộp hồ sơ giải thể tới cơ quan Hải quan để xác nhận nghĩa vụ Hải quan;
  • Sau khi có kết quả xác nhận của cơ quan Hải quan, công ty cổ phần nộp hồ sơ giải thể đến cơ quan Thuế để đóng cửa mã số thuế.
  • Sau khi có thông báo đóng cửa mã số thuế nộp hồ sơ giải thể tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp.

Tham khảo thêm về: Thủ tục đóng mã số thuế khi giải thể doanh nghiệp

Dịch vụ tư vấn giải thể công ty cổ phần của Luật L24H

dịch vụ giải thể công ty cổ phần tại Luật L24H

  • Tư vấn hỗ trợ hướng dẫn khách hàng các quy định của pháp luật về quy trình, hồ sơ thủ tục giải thể doanh nghiệp.
  • Tư vấn các thủ tục sau giải thể, cách xử lý các nghĩa vụ tài chính phát sinh.
  • Rà soát pháp lý đối với các hợp đồng cần thanh lý, Quyết định giải thể, mẫu biên bản họp, …
  • Hỗ trợ khách hàng soạn thảo hồ sơ, chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để tiến hành giải thể công ty cổ phần;
  • Khi được ủy quyền, giúp khách hàng liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để thực hiện thủ tục một cách hợp pháp và thực hiện các thủ tục liên quan.

Trên đây chúng tôi cung cấp đến quý khách hàng các thông tin về trình tự thủ tục để giải thể công ty cổ phần hy vọng phần nào giúp quý khách giải đáp được vướng mắc của mình, để nhanh chóng hơn quý khách có thể sử dụng dịch vụ giải thể doanh nghiệp tại Luật L24H. Nếu quý khách có bất kỳ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn doanh nghiệp qua HOTLINE 1900633716 để được tư vấn kịp thời và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn.

Scores: 4.7 (12 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,926 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716