Hướng dẫn thủ tục đăng ký kết hôn tại TP.HCM mới nhất năm 2024

Thủ tục đăng ký kết hôn tại Tp. Hồ Chí Minh để nhận giấy chứng nhận đăng ký kết hôn được thực hiện theo quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Để nắm rõ cách thức nộp hồ sơ, cũng như trình tự thủ tục đăng ký kết hôn, mời Quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Thủ tục đăng ký kết hôn tại TP HCM.

Thủ tục đăng ký kết hôn tại TP HCM.

Đăng ký kết hôn tại TP Hồ Chí Minh cần những điều kiện gì?

Khi đăng ký kết hôn, phải đảm bảo các điều kiện theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, bao gồm:

  • Thứ nhất, nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Thứ hai, việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
  • Thứ ba, các bên không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Thứ tư, việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn, gồm:
  • Kết hôn giả tạo;
  • Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
  • Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn với người đang có chồng, có vợ;
  • Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Ngoài ra, để đăng ký kết hôn tại Thành phố Hồ Chí Minh, phải đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Thủ tục đăng ký kết hôn tại TpHCM

Hồ sơ đăng ký kết hôn

Để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại Thành phố Hồ Chí Minh, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 04/2020/TT-BTP. Lưu ý: Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một tờ khai;
  • Bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp trong trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn không đăng ký thường trú tại địa bàn xã, phường, thị trấn làm thủ tục đăng ký kết hôn (trong giai đoạn chuyển tiếp).

Bên cạnh đó, hai bạn phải xuất trình những giấy tờ sau:

  • Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký kết hôn.
  • Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền (trong giai đoạn chuyển tiếp).
  • Trích lục ghi chú ly hôn đối với trường hợp công dân Việt Nam đăng ký thường trú tại địa bàn xã làm thủ tục đăng ký kết hôn, đã được giải quyết việc ly hôn, hủy việc kết hôn trước đó tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.

Sau khi có đủ giấy tờ, bạn nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của bạn hoặc vợ/chồng bạn.
(căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP)

Trình tự thủ tục giải quyết đăng ký kết hôn tại TP HCM

Việc giải quyết đăng ký kết hôn được quy định theo trình tự sau:

  • Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.
  • Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả.
  • Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn ngay để người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định.
  • Trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì người tiếp nhận phải lập văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, tên của người tiếp nhận.
  • Ngay sau khi tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định, công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
  • Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ đăng ký kết hôn.
  • Khi trả kết quả đăng ký kết hôn, công chức tư pháp – hộ tịch hướng dẫn hai bên nam, nữ kiểm tra nội dung trong Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn.
  • Nếu các bên thấy nội dung đúng, phù hợp với hồ sơ đăng ký kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ và hướng dẫn các bên cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn.
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ, mỗi bên được nhận 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn; số lượng bản sao Trích lục kết hôn được cấp theo yêu cầu.

>>> Tham khảo thêm về: Thủ tục đăng ký kết hôn online

(căn cứ Điều 31 Nghị định 123/2015/NĐ-CP)

Đăng ký kết hôn tại TP HCM ở đâu?

Căn cứ Khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch 2014, thẩm quyền đăng ký kết hôn giữa hai công dân Việt Nam thuộc về: “Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn”

Như vậy, có thể nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã tại Thành phố Hồ Chí Minh:

  • Nơi có hộ khẩu thường trú của bạn hoặc vợ/chồng của bạn;
  • Nơi tạm trú của bạn hoặc vợ/chồng của bạn.

Đối với đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, Uỷ ban nhân dân cấp huyện của Thành phố Hồ Chí Minh nơi cư trú của công dân Việt Nam có thẩm quyền với trường hợp:

  • Giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
  • Giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
  • Giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau;
  • Giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.

Đăng ký kết hôn với người nước ngoài.

Đăng ký kết hôn với người nước ngoài.

Thủ tục đăng ký kết hôn tại tphcm với người nước ngoài

Nếu thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài sẽ phải chuẩn bị hồ sơ gồm:

  • Tờ khai theo mẫu quy định (hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn);
  • Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận các bên không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam cư trú trong nước.

Đối với Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp thêm:

  • Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài là giấy do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng, xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng. Trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó.
  • Nếu giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế theo quy định chỉ có giá trị 6 tháng, kể từ ngày cấp.
  • Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu/giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú. Ngoài giấy tờ nêu trên, tùy trường hợp, bên nam, bên nữ phải nộp hoặc xuất trình giấy tờ tương ứng sau đây:
  • Nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn;
  • Nếu là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó;
  • Trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp.

Bên cạnh đó, phải xuất trình những giấy tờ bao gồm:

  • Giấy tờ tùy thân (gồm: hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng);
  • Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của người đăng ký kết hôn.

Sau khi đã nộp và xuất trình các loại giấy tờ nêu trên, bộ phận một cửa nhận và trả kết quả thực hiện:

  • Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ của cá nhân (nộp trực tiếp) và thiết lập giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả;
  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ hướng dẫn bổ sung hoàn thiện;
  • Luân chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn xử lý (1 ngày).

Chuyên viên của Phòng chuyên môn thực hiện: (thời hạn 6 ngày)

  • Tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết
  • Xây dựng dự thảo Tờ trình, Giấy chứng nhận kết hôn trình Trưởng phòng Tư pháp xem xét
  • Trường hợp từ chối kết hôn, xây dựng dự thảo Tờ trình đề xuất từ chối đăng ký kết hôn trình UBND quận kèm dự thảo thông báo từ chối đăng ký kết hôn do trình Trưởng phòng

Trưởng phòng chuyên môn có nhiệm vụ: (trong thời hạn 3 ngày)

  • Xem xét, ký Tờ trình, ký nháy Giấy chứng nhận kết hôn trình lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận xem xét
  • Xem xét, ký Tờ trình đề xuất từ chối đăng ký kết hôn trình Ủy ban nhân dân quận, ký thông báo từ chối đăng ký kết hôn

Lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận xem xét, ký duyệt văn bản liên quan trong thời hạn 2 ngày.

Bộ phận một cửa nhận và trả kết quả trả kết quả cho cá nhân và cập nhật hệ thống để theo dõi theo phiếu hẹn. Kết quả có thể là Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hoặc văn bản từ chối giải quyết hồ sơ.

(căn cứ Điều 30, 31 Nghị định 123/2015/NĐ-CP)

Lệ phí đăng ký kết hôn tại TP.HCM

  • Theo quy định hiện hành, khi hai bạn đều là công dân Việt Nam, thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn, hai bạn hoàn toàn được miễn lệ phí thực hiện thủ tục này.
  • Đối với phí đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh được quy định tại Quyết định số 52/2016/QĐ-UBND ngày 10/12/2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh ban hành mức thu 10 loại phí và 07 loại phí trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (có hiệu lực từ ngày 01/01/2017).
  • Theo quyết định này, lệ phí đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài là 1 triệu đồng.

Luật sư tư vấn thủ tục đăng ký kết hôn.

Luật sư tư vấn thủ tục đăng ký kết hôn.

Luật sư tư vấn thủ tục đăng ký kết hôn tại TpHCM

  • Tư vấn về các vấn đề pháp lý liên quan đến điều kiện, thủ tục đăng ký kết hôn (xác định độ tuổi kết hôn, năng lực hành vi dân sự, xác định vấn đề tự nguyện,..)
  • Tư vấn các quy định pháp luật hiện hành về điều kiện, thủ tục đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài tại Việt Nam; điều kiện kết hôn giữa các công dân nước ngoài với nhau cùng đăng ký kết hôn tại Việt Nam.
  • Đưa ra các phương án giải quyết việc đăng ký kết hôn khi đủ điều kiện kết hôn nhưng bị cản trở, ngăn cấm hoặc cơ quan có thẩm quyền, chủ thể có thẩm quyền vi phạm quy định về việc đăng ký kết hôn;
  • Thu thập, chuẩn bị các giấy tờ tài liệu để chứng minh đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật;
  • Soạn thảo hồ sơ để khách hàng thực hiện thủ tục.

>>> Tham khảo thêm về: Dịch vụ đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại TP HCM, cũng như ở các tỉnh thành khác trên lãnh thổ Việt Nam cần phải đáp ứng các điều kiện, cung cấp đầy đủ giấy tờ, hồ sơ theo quy định pháp luật liên quan. Do đó, để việc đăng ký kết hôn diễn ra thuận lợi, nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ luật sư hôn nhân gia đình Luật L24H qua số hotline 1900633716. Xin cảm ơn.

Scores: 4.8 (37 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,826 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716