Thủ tục chia tách doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được cơ quan có thẩm quyền xem xét khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện của pháp luật. Các doanh nghiệp nhà nước phải nắm rõ các trình tự, thủ tục để tiến hành chia tách phù hợp với văn bản về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp. Để làm rõ chi tiết hơn về việc này, Tôi xin gửi quý vị bài viết dưới đây.
Doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Hồ sơ chia tách doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Thành phần hồ sơ chia tách doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm:
- Tờ trình đề nghị chia, tách doanh nghiệp.
- Đề án chia, tách doanh nghiệp phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Tên, địa chỉ các doanh nghiệp trước và sau khi chia, tách; Sự cần thiết của việc chia, tách doanh nghiệp; sự phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch ngành quốc gia; Mức vốn điều lệ của doanh nghiệp sau khi chia, tách; Phương án sắp xếp, sử dụng lao động; Phương án xử lý tài chính, chuyển đổi, bàn giao vốn, tài sản và giải quyết các quyền, nghĩa vụ của các doanh nghiệp liên quan đến việc chia, tách; Thời hạn thực hiện chia, tách doanh nghiệp; Trường hợp chia, tách doanh nghiệp để hình thành các doanh nghiệp mới thì Đề án chia, tách doanh nghiệp bao gồm thêm các nội dung khác quy định tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định 23/2022/NĐ-CP .
- Báo cáo tài chính năm trước liền kề của doanh nghiệp đã được kiểm toán và báo cáo tài chính quý gần nhất với thời điểm chia, tách.
- Dự thảo Điều lệ của doanh nghiệp mới được hình thành sau khi chia, tách.
- Các tài liệu khác có liên quan đến việc chia, tách doanh nghiệp (nếu có).
Số lượng hồ sơ: 04 bộ hồ sơ gốc.
Cơ sở pháp lý: Điều 16 Nghị định 23/2022/NĐ – CP Căn cứ Mục 6 Phần A Phụ lục II Ban hành kèm theo Quyết định 1330/QĐ-BKHĐT năm 2022
Cơ quan thực hiện chủ trì thẩm định
Cơ quan thực hiện chủ trì thẩm định
Cơ quan đại diện chủ sở hữu lập Hồ sơ gốc đề nghị chia tách doanh nghiệp gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định.
- Sau khi nhận đủ Hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì lấy ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ quản lý ngành.
Khi nhận được Hồ sơ, các cơ quan liên quan gửi văn bản tham gia ý kiến đối với các nội dung thuộc phạm vi quản lý đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp và lập báo cáo thẩm định.
- Khi nhận được ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định và gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu.
- Cơ quan đại diện chủ sở hữu tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hoàn thiện Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chủ trương thành lập doanh nghiệp.
- Cơ quan đại diện chủ sở hữu ra quyết định chia tách doanh nghiệp sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương.
Cơ sở pháp lý: Điều 17 Nghị định 23/2022/NĐ-CP
Trình tự thủ tục thực hiện chia tách công ty nhà nước theo Luật
Trình tự thủ tục chia tách công ty nhà nước
Do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập hoặc được giao quản lý
Bước 1: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp lập 04 bộ hồ sơ gốc đề nghị chia, tách, gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu để thẩm định.
Bước 2: Giải quyết hồ sơ
Sau khi nhận đủ hồ sơ cơ quan đại diện chủ sở hữu chủ trì lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ quản lý ngành (trong trường hợp doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập).
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan liên quan gửi văn bản tham gia ý kiến đối với các nội dung thuộc phạm vi quản lý đến cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của các cơ quan liên quan, cơ quan đại diện chủ sở hữu lập báo cáo thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ.
Bước 3: Nhận kết quả
Cơ quan đại diện chủ sở hữu ra quyết định chia, tách doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương.
Bước 4 : Sau khi có quyết định chia, tách
Doanh nghiệp có trách nhiệm triển khai thực hiện Đề án chia, tách.
Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 23/2022/NĐ-CP ngày 05/4/2022 của Chính phủ
Do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập
Bước 1: Nộp hồ sơ
Cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo doanh nghiệp lập hồ sơ đề nghị chia, tách.
Gửi 06 bộ Hồ sơ gốc đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định.
Bước 2: Nhận hồ sơ
Sau khi nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì lấy ý kiến của Bộ ngành và các cơ quan liên quan (trong trường hợp cần thiết).
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị chia, tách, các cơ quan liên quan có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tham gia ý kiến đối với các nội dung thuộc phạm vi quản lý.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo thẩm định, đồng thời gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu để tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định.
Trường hợp có ý kiến khác nhau về những nội dung chủ yếu của hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức họp với các cơ quan liên quan trước khi trình báo cáo thẩm định lên Thủ tướng Chính phủ, kéo dài thêm không quá 10 ngày làm việc.
Bước 4: Nhận kết quả
Cơ quan đại diện chủ sở hữu tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hoàn thiện Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc chia, tách.
Bước 5 : Sau khi có quyết định chia, tách
Danh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập có trách nhiệm triển khai thực hiện Đề án chia, tách.
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 23/2022/NĐ-CP ngày 05/4/2022 của Chính phủ
>>>Xem thêm: Thủ tục chia tách dự án đầu tư- Điều kiện và hồ sơ thực hiện
Luật sư tư vấn thủ tục chia tách doanh nghiệp nhà nước
Tư vấn thủ tục chia tách doanh nghiệp nhà nước
- Tư vấn các trường hợp và điều kiện chia, tách doanh nghiệp
- Tư vấn cách thức ra quyết định về việc chia, tách doanh nghiệp;
- Tư vấn cách thức gửi thông báo giải thể đến các tổ chức, cá nhân có liên quan: chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, người lao động khi doanh nghiệp chia, tách;
- Tiếp nhận, nghiên cứu hồ sơ chia, tách doanh nghiệp;
- Tư vấn chi tiết thủ tục chia, tách doanh nghiệp;
- Soạn thảo hồ sơ chia, tách doanh nghiệp;
- Nộp hồ sơ chia, tách doanh nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền;
- Đại diện cho doanh nghiệp làm việc với cơ quan có thẩm quyền;
- Tư vấn các vấn đề liên quan khác.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của tôi về thủ tục chia tách doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Các doanh nghiệp phải xem xét các quy định pháp luật hợp lệ để tiến hành chia tách doanh nghiệp. Quý bạn đọc còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến, vui lòng liên hệ với qua Hotline: 1900.633.716 để được hỗ trợ tốt nhất.