Thủ tục chấm dứt hợp đồng không xác định thời hạn đúng luật lao động

Thủ tục chấm dứt hợp đồng không xác định thời hạn là sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động. Trong đó sự kiện pháp lý làm chấm dứt hợp đồng lao động có thể là do các bên thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Trên thực tế, có rất nhiều vụ án tranh chấp liên quan đến công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Bài viết dưới đây của Luật L24H sẽ cung cấp cho quý bạn đọc quy định của pháp luật về chấm dứt hợp đồng không xác định thời hạn.

Thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn

Thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn

Hợp đồng không xác định thời hạn theo quy định luật lao động

  • Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Khi đã ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì hằng năm sẽ không phải ký lại hợp đồng lao động mới.
  • Cơ sở pháp lý: Điểm a khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng không xác định thời hạn

Chấm dứt hợp đồng lao động

Chấm dứt hợp đồng lao động

Cơ sở pháp lý: Điều 34 Bộ luật lao động 2019

Người sử dụng lao động

  • Người sử dụng lao động thỏa thuận với người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
  • Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này;
  • Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này.

Người lao động

  • Người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Người lao động đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
  • Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
  • Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết;
  • Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải;
  • Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này;
  • Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

Nghĩa vụ các bên khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật

công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật

Người sử dụng lao động

Theo Điều 41 Bộ luật lao động 2019, người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ sau:

  • Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
  • Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động.
  • Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
  • Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại khoản 2 Điều 36 của Bộ luật này thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
  • Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này để chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

>> Tham khảo thêm: Công ty chấm dứt hợp đồng trước thời hạn có bồi thường người lao động không

Người lao động

Theo Điều 40 Bộ luật lao động 2019, người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ sau:

  • Không được trợ cấp thôi việc.
  • Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
  • Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

Luật sư tư vấn đơn phương chấm dứt hợp đồng

  • Tư vấn về quy định chung và thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng quy trình;
  • Tư vấn về điều kiện áp dụng khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
  • Tư vấn quy định và các mức bồi thường, cách tính tiền bồi thường và các vấn đề liên quan khác khi có sự chấm dứt hợp đồng lao động trái luật (người lao động hoặc người sử dụng lao động)
  • Hỗ trợ chuẩn bị thủ tục hòa giải, thương lượng khi phát sinh tranh chấp
  • Đại diện theo ủy quyền để giải quyết tranh chấp lao động khi vụ án đã được Tòa án có thẩm quyền thụ lý, giải quyết;
  • Tư vấn, hỗ trợ thu thập tài liệu chứng cứ, tranh luận tại phiên tòa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khách hàng.

Như vậy, việc nắm rõ khi nào được quyền chấm dứt hợp đồng và làm sao để chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật sẽ giúp hạn chế xảy ra tranh chấp, lợi ích được đảm bảo. Nếu quý bạn đọc có nhu cầu cần được tư vấn pháp luật trong trường hợp này hoặc liên quan đến lao động, vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn luật lao động của Luật L24H qua hotline 1900.633.716 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.

Scores: 4.6 (18 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,564 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716