Quy định về thời hiệu thi hành bản án tù chung thân

Thời hiệu thi hành bản án tù chung thân được nhiều người quan tâm bởi tù chung thân là hình phạt tù nặng nhất mà người phạm tội có thể nhận từ quyết định của Tòa án. Bài viết dưới đây sẽ giúp quý đọc giả biết được thời hiệu thi hành đối với bản án tù chung thân và một số vấn đề khác liên quan đến thời hiệu thi hành bản án.

Thời hiệu thi hành đối với bản án chung thân

Thời hiệu thi hành đối với bản án chung thân

Thời hiệu thi hành bản án là gì ?

Khái niệm về thời hiệu thi hành bản án hình sự được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 60 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), theo đó thời hiệu thi hành bản án là thời hạn do Bộ luật Hình sự quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án không phải thi hành bản án đã tuyên.

Có thể hiểu đơn giản thời hiệu thi hành bản án là khoảng thời gian được xác định theo quy định pháp luật dựa trên bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực, trong khoảng thời gian này người bị kết án phải thực hiện những nội dung có trong bản án, quyết định đã tuyên.

Cách tính thời hiệu thi hành bản án

Các trường hợp thông thường

Thời hiệu thi hành bản án hình sự được căn cứ dựa trên hình thức xử phạt và mức độ hình phạt mà người bị kết án phải nhận, theo đó cách xác định thời hiệu thi hành bản án hình sự sẽ được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 60 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau:

  • 05 năm đối với các trường hợp xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù từ 03 năm trở xuống;
  • 10 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 03 năm đến 15 năm;
  • 15 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 15 năm đến 30 năm;
  • 20 năm đối với các trường hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình.

Ngoài ra, thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với pháp nhân thương mại là 05 năm theo Khoản 3 Điều 60 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Căn cứ xác định thời hiệu thi hành bản án

Căn cứ xác định thời hiệu thi hành bản án

Ngoại lệ

Thời hiệu thi hành bản án hình sự thông thường sẽ được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật theo Khoản 4 Điều 60 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định thì cách tính thời hiệu sẽ có sự thay đổi cho phù hợp, cụ thể:

  • Nếu trong thời hạn thi hành bản án hình sự theo quy định pháp luật mà người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới theo Khoản 4 Điều 60 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
  • Trong thời hạn thi hành bản án hình sự đối với cá nhân phạm tội, người bị kết án cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày người đó ra trình diện hoặc bị bắt giữ theo Khoản 5 Điều 60 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Thời hiệu thi hành án của người có bản án tù chung thân

Như đã có phân tích phía trên thì người có bản án tù chung thân sẽ có thời hiệu thi hành bản án là 20 năm được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật theo quy định tại Điểm a Khoản 2 và Khoản 4 Điều 60 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Nếu người bị kết án trong thời hạn thi hành án  thực hiện các hành vi như phạm tội mới, cố tình trốn tránh… được quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 60 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) sẽ tính thời hiệu lại theo quy định pháp luật.

Quy định về thời hiệu thi hành bản án tù chung thân

Quy định về thời hiệu thi hành bản án tù chung thân

Các trường hợp không áp dụng thời hiệu thi hành án

Không phải người phạm tội nào khi bị kết án bởi bản án có hiệu lực cũng đều áp dụng thời hiệu thi hành án, theo đó pháp luật hình sự cũng có ghi nhận một số trường hợp không áp dụng thời hiệu thi hành bản án tại Điều 61 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Điều luật trên ghi nhận không áp dụng thời hiệu thi hành bản án đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII và các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh được quy định tại Chương XXVI của Bộ luật Hình sự, cụ thể đó là các tội sau:

Các tội xâm phạm an ninh quốc gia:

  • Tội phản bội Tổ quốc.
  • Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
  • Tội gián điệp.
  • Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ.
  • … … …

>>> Xem thêm về: Tội lợi dụng quyền tư do dân chủ

Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh:

  • Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược.
  • Tội chống loài người.
  • Tội phạm chiến tranh.
  • Tội tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê.
  • Tội làm lính đánh thuê.

>>> Xem thêm về: Tội phá rối an ninh

Tư vấn về thời hiệu thi hành bản án

  • Tư vấn thủ tục yêu cầu thi hành bản án hình sự.
  • Tư vấn quy định về thời hiệu thi hành bản án hình sự.
  • Tư vấn thẩm quyền thi hành án phần phạt tiền trong bản án hình sự.
  • Tư vấn thời hiệu yêu cầu thi hành án.

Thời hiệu thi hành án là nội dung quan trọng sau khi người bị kết án nhận được bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án, theo đó cần nhận biết thời gian chính xác và cách tính thời gian kia sao cho phù hợp với từng tình huống cụ thể. Nếu có khó khăn hoặc thắc mắc gì về vấn đề trên, hãy vui lòng liên hệ đến hotline 1900.633.716 hoặc email info@luat24h.com.vn để được các luật sư hình sự tư vấn kỹ hơn. Xin cảm ơn.

Scores: 4.55 (11 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,914 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716