Quy định chung về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là căn cứ để chủ thể biết được là họ được quyền khởi kiện trong khoảng thời gian nào khi quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm. Do đó, việc nắm vững về thời gian được khởi kiện là một điều vô cùng quan trọng giúp các đương sự bảo vệ được các quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình. Trên thực tế không ít vụ án dân sự đã bị đình chỉ chỉ vì lý do hết thời hiệu khởi kiện. Bài viết dưới đây của Luật L24H sẽ cung cấp các thông tin cần thiết về thời hiệu khởi kiện trong tố tụng dân sự cũng như các vấn đề pháp lý liên quan.

>> Xem thêm: Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài

Thời hiệu khởi kiện trong vụ án dân sự

Thời hiệu khởi kiện trong vụ án dân sự

Hiểu về thời hiệu khởi kiện trong vụ án dân sự

  • Theo quy định tại khoản 1 Điều 184 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 (BLTTDS 2015) thì thời hiệu khởi kiện trong vụ án dân sự được thực hiện theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015 (BLDS 2015). Theo đó, thời hiệu khởi kiện được quy định cụ thể tại  khoản 3 Điều 150 BLDS 2015 như sau:
  • Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.

Quy định pháp lý về thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện đối với từng vụ án dân sự

Thời hiệu khởi kiện đối với từng vụ án dân sự

Thời hiệu khởi kiện đối với từng vụ án dân sự

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà pháp luật quy định từng thời hiệu khởi kiện khác nhau, dưới đây là một số thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp dân sự, cụ thể như sau:

Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu

Theo Điều 132 BLDS 2015, thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu được quy định như sau:

  1. Đối với giao dịch dân sự quy định các Điều 125, 126, 127, 128 và 129 của Bộ luật này thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là 02 năm, kể từ ngày:
  • Người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện giao dịch;
  • Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối;
  • Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép;
  • Người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập giao dịch;
  • Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức.
  1. Đối với giao dịch dân sự quy định tại Điều 123 và Điều 124 của Bộ luật này thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế.

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng

  • Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
  • Cơ sở pháp lý: Điều 429 của BLDS 2015

Thời hiệu thừa kế

  • Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.
  • Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
  • Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
  • Cơ sở pháp lý: Điều 623 của BLDS 2015

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

  • Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
  • Cơ sở pháp lý: Điều 588 của BLDS 2015

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng

  • Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
  • Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.
  • Cơ sở pháp lý: Điều 190, 194 Bộ luật Lao động 2019

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai

  • Đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất thì không áp dụng thời hiệu. Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai là tranh chấp ai có quyền sử dụng đất đó theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 23 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất những quy định chung của bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật tố tụng dân sự.
  • Đối với tranh chấp liên quan đến giao dịch đất đai thì áp dụng thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
  • Cơ sở pháp lý: Điều 155, 429 của BLDS 2015

Cách xác định thời hiệu khởi kiện

  • Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu.
  • Thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Cơ sở pháp lý: Điều 151, 154 BLDS 2015

Các trường hợp không áp dụng thời hiệu

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự không được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

  • Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản;
  • Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác;
  • Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai;
  • Trường hợp khác do luật quy định.

Cơ sở pháp lý: Điều 155 BLDS 2015

Các mốc thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện

Theo Điều 156 BLDS 2015 quy định khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau sẽ không tính vào thời hiệu khởi kiện, cụ thể:

Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan

  • Làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
  • Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
  • Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình.

Chưa có người đại diện hoặc người đại diện thay thế

  • Trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
  • Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân; hoặc người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.

Được quyền khởi kiện dân sự khi hết thời hiệu khởi kiện không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 184 BLTTDS 2015 thì “Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc”.

Như vậy, có nghĩa là khi không ai có yêu cầu Tòa án áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện hoặc đưa ra yêu cầu nhưng sau khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc thì Tòa án vẫn phải thụ lý và giải quyết theo thủ tục luật định. Do đó, khi hết thời hiệu khởi kiện, người khởi kiện vẫn có quyền gửi đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền, yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp dân sự

Tư vấn giải quyết tranh chấp dân sự

Tư vấn giải quyết tranh chấp dân sự

  • Tư vấn phương thức giải quyết tranh chấp dân sự;
  • Hỗ trợ soạn thảo văn bản, đơn khởi kiện dân sự, đơn phản tố (tư cách bị đơn), bản tự khai, đơn từ tố tụng khác trong quá trình giải quyết vụ án dân sự;
  • Luật sư tham gia phiên tòa tranh luận bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khách hàng về tranh chấp dân sự;
  • Đưa ra phương án tối ưu nhất, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng;
  • Hỗ trợ các vấn đề pháp lý liên liên quan đến trình tự, thủ tục khởi kiện dân sự, giải quyết tranh chấp tại Toà án.

>> Xem thêm: Thẩm quyền Tòa án Việt Nam với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

Như vậy, việc xác định đúng thời hiệu khởi kiện là một trong những yếu tố quan trọng trong hoạt động tố tụng tại Tòa án, giúp các đương sự bảo vệ được các quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình. Nếu quý bạn đọc có nhu cầu cần được tư vấn pháp lý trong trường hợp này hoặc liên quan đến tranh chấp dân sự, vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn luật dân sự qua hotline 1900.633716 để được tư vấn hỗ trợ miễn phí. Xin cảm ơn

Scores: 4.7 (13 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,828 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716