Thay đổi nơi làm việc có phải xin lại giấy phép lao động? Đây là câu hỏi mà nhiều người lao động thắc mắc khi có ý định chuyển việc hoặc do đặc thù công việc, các doanh nghiệp có thể thuê các người nước ngoài về làm việc cho công ty mình. Tuy nhiên, khi thay đổi nơi làm việc thì nội dung giấy phép lao động đã thay đổi. Vậy có cần thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lao động. Để làm rõ vấn đề này, Tôi xin gửi bạn thông qua bài viết dưới đây
Thay đổi nơi làm việc có phải xin lại giấy phép lao động
Khi nào thì cấp lại giấy phép lao động
Theo quy định tại Điều 12 của Nghị định 152/2020/NĐ-CP, 3 trường hợp sau đây sẽ được xem xét cấp lại giấy phép lao động:
- Người lao động nước ngoài có giấy phép lao động còn thời hạn nhưng bị mất.
- Người lao động nước ngoài có giấy phép lao động còn thời hạn nhưng bị hỏng.
- Người lao động nước ngoài muốn thay đổi họ và lên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc đã ghi trong giấy phép lao động còn thời hạn.
Lưu ý: Trước đây những trường hợp giấy phép lao động còn hạn ít nhất 5 ngày nhưng không quá 45 ngày được xin cấp lại nhưng theo quy định của nghị định 152/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 15/02/2021) trường hợp này sẽ thuộc diện gia hạn giấy phép lao động.
Như vậy, để được cấp lại giấy phép lao động, người nước ngoài phải đáp ứng đủ các điều kiện như sau:
- Nằm trong một trong 03 trường hợp: mất; hỏng, thay đổi thông tin về họ và tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc,…
- Giấy phép lao động tại thời điểm yêu cầu cấp lại bắt buộc phải còn thời hạn.
Có phải xin lại giấy phép lao động khi thay đổi làm việc
Xin lại giấy phép lao động khi thay đổi làm việc
Căn cứ vào các trường hợp cấp giấy phép lao động tại Khoản 3 Điều 12 Nghị định 152/2020/NĐ-CP được nêu ở trên. Vì địa điểm làm việc của những lao động nước ngoài thay đổi nên phải thực hiện xin cấp lại giấy phép lao động cho những người lao động nước ngoài này.
Thủ tục cấp lại giấy phép lao động
Chuẩn bị hồ sơ
- Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo Mẫu số 11/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP.
- 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
- Phải có các giấy tờ chứng minh cho việc thay đổi địa điểm làm việc
Cơ sở pháp lý: Điều 13 Nghị định 152/2020/NĐ-CP
Trình tự cấp giấy phép
Theo Điều 14 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định trình tự cấp lại giấy phép lao động như sau: trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp lại giấy phép lao động. Trường hợp không cấp lại giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Trình tự cấp giấy phép lao động
Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại
Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại bằng thời hạn của giấy phép lao động đã được cấp trừ đi thời gian người lao động nước ngoài đã làm việc tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép lao động
Cơ sở pháp lý: Điều 15 Nghị định 152/2020/NĐ-CP
Hình thức xử lý đối với trường hợp không xin giấy phép lao động
Căn cứ theo Điều 135 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài
- Người lao động nước ngoài phải xuất trình giấy phép lao động khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị buộc xuất cảnh hoặc trục xuất theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
- Người sử dụng lao động sử dụng người lao động nước ngoài làm việc cho mình mà không có giấy phép lao động thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.”
Và tại Khoản 2 Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt người nước ngoài làm việc tại Việt Nam:
Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực theo một trong các mức sau đây:
- Từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người;
- Từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 20 người;
- Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 21 người trở lên
Như vậy, hành vi sử dụng sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực thì bị phạt tiền tùy vào mức độ vi phạm nêu trên. Lưu ý, mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
>>>Xem thêm: Giải quyết tranh chấp lao động
Tư vấn cấp giấy phép lao động
Luật sư tư vấn
- Tư vấn điều kiện và thủ tục cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài.
- Tư vấn và hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ cần thiết để thực hiện cấp lại giấy phép cho người lao động;
- Soạn thảo tất cả các tài liệu cần thiết cho việc cấp giấy phép lao động;
- Nộp hồ sơ cấp giấy phép lao động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Tư vấn và giải thích, làm rõ những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện cấp giấy phép lao động.
- Hoàn thiện thủ tục, nhận giấy phép lao động được cấp lại và bàn giao cho khách hàng.
Trên đây là những thông tin cần thiết về việc xin cấp lại giấy phép lao động khi thay đổi nơi làm việc. Người lao động nước ngoài phải nắm rõ các quy định pháp luật để thực hiện việc cấp lại giấy phép lao động. Nếu còn thắc mắc về bài viết hay còn câu hỏi liên quan nào khác cần luật sư tư vấn luật lao động trực tuyến, vui lòng liên hệ qua hotline 1900633716 để được các Luật sư hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.