Thanh khoản là gì? Tính thanh khoản lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán

Thanh khoản là khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của một tài sản hoặc một sản phẩm bất kì. Tính thanh khoản thể hiện độ an toàn cũng như sự linh hoạt của một tài sản hoặc thị trường nào đó. Bài viết dưới đây Luật L24H sẽ cung cấp đến Quý bạn đọc những thông tin về thanh khoản trong lĩnh vực chứng khoán và ngân hàng và những rủi ro thanh khoản.

Thanh khoản là gì?

Thanh khoản là gì?

Thanh khoản là gì?

Tính thanh khoản là mức độ lưu động (hay tính lỏng) của một tài sản hoặc một sản phẩm bất kì có thể được mua vào hoặc bán ra trên thị trường mà giá thị trường của nó không bị ảnh hưởng nhiều.

Theo đó, tiền mặt có tính thanh khoản cao nhất bởi giá trị của tiền mặt trên thị trường hầu như không thay đổi khi được dùng để mua bán, trao đổi hàng hóa. Còn các tài sản khác như bất động sản, máy móc… sẽ có tính thanh khoản thấp hơn vì phải mất một thời gian ngắn hoặc dài để đổi các tài sản này thành tiền mặt.

Ý nghĩa của tính thanh khoản

Đối với doanh nghiệp

  • Giúp doanh nghiệp nắm được các vấn đề trong tình hình thanh toán của mình. Từ đó kịp thời xem xét và đưa ra hướng xử lý phù hợp nhất.
  • Giúp doanh nghiệp phát hiện ra các nguy cơ tiềm ẩn và loại bỏ dứt điểm những rủi ro đó. Đồng thời, đảm bảo tính đúng hạn của các các khoản vay nợ. Giúp giữ vững niềm tin của các nhà đầu tư và đối tác có ý định đầu tư vào doanh nghiệp.
  • Dựa vào tính thanh khoản, đội ngũ lãnh đạo sẽ đưa ra hướng quản trị phù hợp để tối ưu nguồn tài chính và làm tăng tính thanh khoản. Nghĩa là làm tăng sự linh hoạt và sự lành mạnh của dòng tiền để phát triển khi có cơ hội hoặc tiết kiệm cần thiết khi khó khăn tới.

Đối với ngân hàng, chủ nợ và nhà đầu tư

  • Việc đánh giá tính thanh khoản của doanh nghiệp giúp các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư thể nhận biết được các rủi ro thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp trong tương lai. Từ đó, cân nhắc và đưa ra quyết định có nên cho vay hoặc đầu tư không.
  • Nếu đang có khoản nợ với ngân hàng, doanh nghiệp buộc phải thanh lý tài sản để đáp ứng chi trả cho khoản nợ đó. Khi đó, ngân hàng có thể giúp doanh nghiệp vay thông qua hình thức thế chấp tài sản.
  • Đây là chỉ số giúp các nhà đầu tư đánh giá và đưa ra quyết định có nên đầu tư hay mua cổ phiếu của doanh nghiệp hay không.

Phân loại các tài sản theo tính thanh khoản

Trong kế toán, tài sản lưu động được chia làm năm loại và được sắp xếp theo tính thanh khoản từ cao đến thấp như sau:

  • Tiền mặt. Tiền mặt có tính thanh khoản cao nhất vì luôn luôn dùng được trực tiếp để thanh toán, lưu thông, tích trữ.
  • Đầu tư ngắn hạn. Cổ phiếu, chứng khoán, tiền điện tử… Đây là các loại tài sản có tính thanh khoản thứ 2 vì chúng có tỷ lệ chấp nhận đổi ra tiền mặt khá cao trong khoảng thời gian ngắn.
  • Khoản phải thu. Tương đương với các nợ ngắn hạn và phụ thuộc vào thời hạn thanh toán khác nhau. Có nhiều trường hợp các khoản phải thu này kéo dài lên đến vài năm
  • Ứng trước ngắn hạn. Khoản ứng trước từ các ngành nghề khác nhau cũng là một loại tài sản có tính thanh khoản cao hơn hàng hóa tồn kho.
  • Hàng tồn kho. Hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp nhất vì phải trải qua giai đoạn phân phối và tiêu thụ chuyển thành khoản phải thu, rồi từ khoản phải thu sau một thời gian mới chuyển thành tiền mặt.

Thanh khoản chứng khoán

Thanh khoản chứng khoán là gì

Tính thanh khoản trong chứng khoán là khả năng chuyển đổi từ tiền mặt thành chứng khoán và ngược lại.

Trong các loại chứng khoán thì cổ phiếu là loại có tính thanh khoản cao đặc biệt là những cổ phiếu đã có sẵn trên thị trường và được mua đi bán lại một cách dễ dàng, ít bị biến động và giá cả tương đối, có khả năng phục hồi nguồn vốn ban đầu tốt.

Tính thanh khoản của chứng khoán cho phép người sở hữu có thể chuyển đổi thành tiền mặt nhanh khi cần thiết. Tính thanh khoản của cổ phiếu càng cao thì càng giúp cho các nhà đầu tư và người mua chứng khoán dễ dàng hơn trong việc chuyển đổi cổ phiếu thành tiền mặt khi cần thiết. Từ đó cho thấy sự linh hoạt và an toàn của vốn đầu tư, thị trường hoạt động càng năng động và có hiệu quả.

Vậy nên khi lựa chọn chứng khoán để đầu tư, nhà đầu tư nên xem xét đến khả năng bán lại của chứng khoán trước khi chúng đáo hạn để tái tạo nguồn vốn đầu tư ban đầu. Nếu khả năng tái tạo kém, tức là khó tìm được người mua hoặc phải bán mất giá thì nhà đầu tư sẽ gánh chịu những tổn thất tài chính lớn.

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tính thanh khoản của chứng khoán

Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau ảnh hưởng đến tính thanh khoản của thị trường chứng khoán:

  • Các quy định chính sách của nhà nước tác động đến tình hình doanh nghiệp: Là những yếu tố có tác động và ảnh hưởng lớn đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó tính thanh khoản trong chứng khoán cũng bị chịu ảnh hưởng của những yếu tố này.
  • Các quy định của pháp luật về chính sách đầu tư nước ngoài: Tại Việt Nam quy định nhà đầu tư nước ngoài bị giới hạn trong việc mua cổ phiếu. Việc này dẫn đến giới đầu tư nước ngoài phải lựa chọn những loại cổ phiếu thích hợp nhất vì không thể mua được hết những cổ phiếu họ mong muốn. Cơ hội để chứng khoán Việt Nam tiếp cận nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn cũng do đó mà bị hạn chế.
  • Các chỉ số tài chính: thể hiện đầy đủ và chính xác tình hình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh sản xuất. Một doanh nghiệp uy tín, lớn mạnh, hoạt động kinh doanh tốt và phát triển ổn định đồng nghĩa tính thanh khoản cao và ngược lại.
  • Ảnh hưởng từ tâm lý của nhà đầu tư khi tham gia đầu tư: Sẽ có đa dạng các phân khúc nhà đầu tư ngắn hạn và dài hạn khác nhau ảnh hưởng đến tính thanh khoản của chứng khoán. Chẳng hạn như hoạt động của các nhà đầu cơ trong khoảng thời gian ngắn hạn sẽ phải chịu biến động và phụ thuộc rất lớn vào thị trường, từ đó tạo ra ảnh hưởng đến tính thanh khoản của thị trường chứng khoán. Hoặc khi thị trường có khởi sắc thì các nhà đầu tư chi tiền mua bán cổ phiếu nhiều hơn, ngược lại khi thị trường giảm điểm, các nhà đầu tư sẽ cẩn trọng, hoang mang và dè dặt hơn trong quyết định giao dịch của mình.

Tính thanh khoản ngân hàng

Thanh khoản ngân hàng là gì

Thanh khoản ngân hàng là khả năng đáp ứng tức thời nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết.

Đối với thanh khoản ngân hàng, tùy thuộc vào đặc điểm của nhu cầu mà thời gian thanh khoản sẽ là ngắn hạn hoặc dài hạn. Trong đó thanh khoản ngắn hạn đang chiếm phần lớn, vì đây là các khoản tiền gửi giao dịch hay tiền gửi có kỳ hạn đến hạn, các công cụ huy động thuộc thị trường tiền tệ…Vay dài hạn thường mang tính chất thời điểm, chu kỳ và do xu hướng tạo ra.

Dù là thanh khoản ngắn hạn hay dài hạn đều đòi hỏi ngân hàng có nguồn tiền dự phòng.

Dựa vào tính thanh khoản, ta có thể đánh giá một ngân hàng đang hoạt động tốt hay xấu. Ngân hàng được đánh giá có tính thanh khoản tốt hay không thông qua việc đáp ứng các nhu cầu rút tiền mặt hoặc giải ngân 1 cách tức thì như đã cam kết hay không.

Nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng

  • Từ các khoản tiền gửi của khách hàng;
  • Từ các khoản phí của các dịch vụ cung cấp của ngân hàng;
  • Từ các khoản thu tín dụng;
  • Từ việc bán các tài sản đang kinh doanh và sử dụng;
  • Từ các khoản vay mượn trên thị trường tiền tệ trong và ngoài nước.

Nhu cầu tạo thanh khoản từ ngân hàng

  • Một số hoạt động giúp tạo thanh khoản từ ngân hàng bao gồm:
  • Các khoản tiền gửi từ ngân hàng được khách hàng rút về;
  • Khách hàng không yêu cầu vay vốn;
  • Thông qua việc thanh toán các chi phí cho vay;
  • Chi phí để tạo ra sản phẩm và các dịch vụ ngân hàng;
  • Tất toán các khoản cổ tức cho các cổ đông.

Thanh khoản ngân hàng là gì?

Thanh khoản ngân hàng là gì?

Các yếu tố gây ra các vấn đề về thanh khoản của ngân hàng

Tình trạng khó khăn về thanh khoản của ngân hàng thương mại xuất phát từ những lý do chính sau đây:

  • Ngân hàng vay mượn quá nhiều các khoản tiền gửi, quỹ dự trữ từ các cá nhân và các tổ chức tài chính khác, sau đó chuyển hoá thành những tài sản đầu tư có kỳ hạn. Từ đó gây ra tình trạng mất cân đối về thời hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn xảy ra đối với ngân hàng. Trường hợp hiếm thấy là luồng tiền thu hồi được từ các khoản đầu tư cân bằng chính xác với luồng tiền đang chi ra để trang trải cho các nguồn vốn huy động trước đây.
  • Do sự thay đổi về lãi suất đầu tư, đặc biệt là các khoản tiền gửi. Khi lãi suất đầu tư tăng, một số người gửi tiền rút vốn của họ ra khỏi ngân hàng để đầu tư vào nơi có tỷ suất sinh lợi cao hơn, còn các khách hàng vay tiền có thể trì hoãn yêu cầu vay vốn và tích cực tiếp cận các khoản tín dụng có lãi suất thấp hơn. Sự thay đổi lãi suất ảnh hưởng cả khách hàng gửi tiền và khách hàng vay tiền và cả hai đều tác động trạng thái thanh khoản của ngân hàng. Ngoài ra, xu hướng về sự thay đổi lãi suất còn ảnh hưởng đến giá trị thị trường các tài sản mà ngân hàng có thể đem bán để tăng thêm nguồn cung cấp thanh khoản và trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí vay mượn trên thị trường tiền tệ.

Thiệt hại từ rủi ro thanh khoản

Đối với nền kinh tế, các thiệt hại từ rủi ro thanh khoản gây ra ảnh hưởng đến các vấn đề lạm phát, phát triển kinh tế và đời sống xã hội như sau:

  • Ảnh hưởng đến các hoạt động đầu tư. Khi lãi suất tiền gửi tăng, nguồn tiền tập trung gửi vào ngân hàng làm cho nền kinh tế sẽ giảm kênh huy động vốn.
  • Lãi suất cấp tín dụng cao làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, sẽ khiến giá cả tăng (lạm phát tăng), giảm quy mô đầu tư dẫn đến giảm tăng trưởng kinh tế.
  • Cuối cùng, khi giá cả tăng sẽ ảnh hưởng nặng nề đến đời sống của người dân.

Luật sư tư vấn về thanh khoản trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán

  • Tư vấn về quy định của pháp luật về thanh khoản trong lĩnh vực ngân hàng và chứng khoán.
  • Tư vấn về cách hạn chế thiệt hại từ rủi ro thanh khoản
  • Tư vấn chi tiết về các yếu tố gây ra rủi ro thanh khoản
  • Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề lĩnh vực pháp luật khác nhau.

Luật sư tư vấn về tính thanh khoản

Luật sư tư vấn về tính thanh khoản trong lĩnh vực ngân hàng chứng khoán

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cơ bản về thanh khoản, tính thanh khoản trong lĩnh vực chứng khoán và ngân hàng và những yếu tố dẫn đến tính thanh khoản trong hai lĩnh vực trên. Nếu trong quá tình tìm hiểu Quý bạn đọc có khó khăn hoặc thắc mắc gì hãy vui lòng liên hệ đến hotline 1900.633.716 để được luật sư tư vấn kỹ hơn. Xin cảm ơn

Scores: 4.5 (16 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,789 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716