Thẩm quyền hủy bỏ biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự

Thẩm quyền hủy bỏ biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự là một thẩm quyền nhất định. Không phải cơ quan tiến hành tố tụng đều có thẩm quyền nhất định. Chỉ có những cơ quan được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự mới có thẩm quyền này. Vì thế mời Quý độc giả tham khảo bài viết bên dưới của Luật L24H để biết xem cơ quan nào có thẩm quyền hủy bỏ biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự.

Thẩm quyền hủy bỏ biện pháp ngăn chặn

Thẩm quyền hủy bỏ biện pháp ngăn chặn

Khái quát về biện pháp ngăn chặn

Khái niệm

Biện pháp ngăn chặn là biện pháp tố tụng quan trọng nhằm mục đích kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ người bị buộc tội gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội…

Các biện pháp ngăn chặn

  • Giữ người trong trường hợp khẩn cấp :

Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;

Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.

  • Bắt: Gồm có bắt bị can, bị cáo để tạm giam; bắt người trong trường hợp khẩn cấp; bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. Việc bắt người phải tiến hành đúng thẩm quyền theo luật định, trừ trường hợp bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
  • Tạm giữ

Tạm giữ có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.

  • Tạm giam

Các trường hợp áp dụng biện pháp tạm giam bao gồm: bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng hoặc bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự 2015 quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.

Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ trường hợp người phạm tội bỏ trốn hoặc bị bắt theo quyết định truy nã; tiếp tục phạm tội; có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật,…; phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia có thể gây nguy hại nếu không tạm giam (khoản 4 Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự 2015) .

  • Bảo lĩnh

Là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.

  • Đặt tiền để bảo đảm

Biện pháp này là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Trong trường hợp bị can, bị cáo chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan thì cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm trả lại cho họ số tiền hoặc tài sản đã đặt.

  • Cấm đi khỏi nơi cư trú

Là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.

  • Tạm hoãn xuất cảnh.

Có thể tạm hoãn xuất cảnh đối với những người sau đây khi có căn cứ xác định việc xuất cảnh của họ có dấu hiệu bỏ trốn: Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ; Bị can, bị cáo.

Cơ sở pháp lý: Mục I Chương VII Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

Các biện pháp ngăn chặn

Các biện pháp ngăn chặn

Mục đích của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn

Căn cứ theo Điều 109 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì mục đích của việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn là để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án

Hủy bỏ biện pháp ngăn chặn là gì?

Hủy bỏ biện pháp ngăn chặn là việc cơ quan có thẩm quyền quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người đang bị áp dụng.

Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định về hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn nhằm hạn chế thấp nhất việc ảnh hưởng đến quyền cơ bản của cá nhân, tránh việc các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng lạm dụng các biện pháp này.

Khi nào thì biện pháp ngăn chặn bị hủy bỏ

Căn cứ Điều 125 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự bị hủy bỏ trong trường hợp sau:

  • Quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
  • Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án.
  • Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can.
  • Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt, hình phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ.
  • Khi thấy không còn cần thiết hoặc có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác.

Thẩm quyền hủy bỏ biện biện pháp ngăn chặn

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết hoặc có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác.

Đối với những biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn trong giai đoạn điều tra thì việc hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác phải do Viện kiểm sát quyết định

Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 125 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

Viện kiểm sát

Viện kiểm sát

Luật sư tư vấn về các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự

  • Các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự
  • Các trường hợp được tạm giữ, tạm giam
  • Việc chăm nom người thân thích và bảo quản tài sản của người bị tạm giữ, tạm giam
  • Những việc cần làm ngay sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người hoặc nhận người bị giữ, bị bắt
  • Việc bảo vệ người bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn

Không phải cơ quan tiến hành tố tụng nào cũng được hủy bỏ biện pháp ngăn chặn. Bài viết đã cho thấy được chỉ có Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Do đó nếu Quý Độc giả còn có sự thắc mắc hoặc cần hỗ trợ luật sư tư vấn luật hình sự về vấn đề này có thể liên hệ Luật sự của Luật L24H qua số Hotline 1900633716 để được tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn quý độc giả.

Scores: 4.9 (17 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,933 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716