Tài sản đang bị thế chấp có kê biên được không?

Tài sản đang bị thế chấp có kê biên được không? Hiện nay pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật về thi hành án dân sự quy định kê biên tài sản. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tài sản của bị can, bị cáo cần kê biên, lại đang thế chấp tại ngân hàng. Vậy thì pháp luật có cho phép tài sản đang bị thế chấp có kê biên được không? Bài viết sau đây sẽ cung cấp thêm thông tin đến quý bạn đọc về vấn đề này.

>>> Xem thêm: Thủ tục cưỡng chế thi hành án dân sự của cơ quan thi hành án

Tài sản đang bị thế chấp có kê biên được không

Tài sản đang bị thế chấp có kê biên được không

Quy định pháp luật về thế chấp tài sản

Thế chấp tài sản là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Cụ thể, thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

Tài sản thế chấp có thể là vật, quyền tài sản, giấy tờ có giá, tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai. Tài sản đang cho thuê, cho mượn cũng được dùng để thế chấp miễn sao vẫn thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp.

Cơ sở pháp lý: Điều 295 và Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015.

Tổng quan kê biên tài sản

Kê biên tài sản là gì?

Trong tố tụng hình sự, kê biên tài sản là biện pháp cưỡng chế của Nhà nước áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội mà theo quy định của Bộ luật Hình sự có thể bị phạt tiền hoặc tịch thu tài sản hoặc để đảm bảo trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Trong tố tụng dân sự, kê biên tài sản là một trong những biện pháp cưỡng chế thi hành án. Theo đó, Nhà nước dùng quyền lực của mình để cưỡng chế nhằm buộc người phải thi hành án dân sự thực hiện những hành vi hoặc nghĩa vụ về tài sản theo bản án, quyết định của tòa án. Kê biên tài sản được áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện thi hành trong thời hạn do Chấp hành viên ấn định hoặc trong trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, hủy hoại tài sản.

Cơ sở pháp lý: Điều 128 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 và Điều 71 Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014.

>>>Xem thêm: Cưỡng chế là gì?

Đối tượng tài sản bị kê biên

Đối tượng tài sản bị kê biên

Đối tượng tài sản bị kê biên

Trong tố tụng hình sự, cơ quan có thẩm quyền chỉ được kê biên tài sản tương đương với mức có thể bị phạt tiền, bồi thường thiệt hại hoặc tịch thu, việc kê biên tài sản phải có lệnh của người có thẩm quyền trong đó xác định rõ tài sản kê biên. Để đảm bảo việc người phạm tội không tẩu tán tài sản, cơ quan có thẩm quyền vừa phải nhanh chóng áp dụng biện pháp kê biên tài sản, vừa phải ước lượng được mức phạt tiền, bồi thường thiệt hại…được áp dụng trong tương lai là điều khó khăn, nhất là ở giai đoạn điều tra.

Trong vấn đề dân sự, cần lưu ý chỉ kê biên phần tài sản thuộc quyền sở hữu của nguyên đơn, bị đơn hoặc người có trách nhiệm bồi thường và đối tượng tài sản bị kê biên là những đối tượng không thuộc trường hợp quy định tại Điều 87 Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014 bao gồm:

Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng; tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức.

Tài sản của người phải thi hành án là cá nhân:

  • Số lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người phải thi hành án và gia đình trong thời gian chưa có thu nhập, thu hoạch mới;
  • Số thuốc cần dùng để phòng, chữa bệnh của người phải thi hành án và gia đình;
  • Vật dụng cần thiết của người tàn tật, vật dụng dùng để chăm sóc người ốm;
  • Đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương;
  • Công cụ lao động cần thiết, có giá trị không lớn được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hoặc duy nhất của người phải thi hành án và gia đình;
  • Đồ dùng sinh hoạt cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình.

Tài sản của người phải thi hành án là doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:

  • Số thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho người lao động; lương thực, thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động;
  • Nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các cơ sở này, nếu không phải là tài sản để kinh doanh;
  • Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường.

Cơ sở pháp lý: Điều 128 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 và Điều 87 Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014.

Có được phép kê biên tài sản đang thế chấp không?

Trường hợp người phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án thì Chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án.

Theo quy định nêu trên, cơ quan thi hành án dân sự có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang thế chấp hợp pháp trước khi có bản án, quyết định của Tòa án để thi hành án, theo đó, cần đảm bảo 02 điều kiện:

  • Người phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án;
  • Tài sản của người phải thi hành án đang thế chấp có giá trị lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án.

Tuy nhiên, nếu kê biên, thi hành án tài sản đang thế chấp tại ngân hàng thì cũng cần lưu ý đảm bảo thực hiện theo đúng quy định pháp luật.

Cơ sở pháp lý: Điều 90 Luật Thi hành án dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung 2014.

>>Xem thêm: QUY TRÌNH THU HỒI XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM THẾ CHẤP NGÂN HÀNG

Những trường hợp tài sản không được kê biên

Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng; tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức.

Tài sản của người phải thi hành án là cá nhân:

  • Số lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người phải thi hành án và gia đình trong thời gian chưa có thu nhập, thu hoạch mới;
  • Số thuốc cần dùng để phòng, chữa bệnh của người phải thi hành án và gia đình;
  • Vật dụng cần thiết của người tàn tật, vật dụng dùng để chăm sóc người ốm;
  • Đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương;
  • Công cụ lao động cần thiết, có giá trị không lớn được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hoặc duy nhất của người phải thi hành án và gia đình;
  • Đồ dùng sinh hoạt cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình.

Tài sản của người phải thi hành án là doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:

  • Số thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho người lao động; lương thực, thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động;
  • Nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các cơ sở này, nếu không phải là tài sản để kinh doanh;
  • Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường.

Cơ sở pháp lý: Điều 87 Luật Thi hành án dân sự 2008 sửa đổi bổ sung 2014.

Lưu ý khi kê biên tài sản đang thế chấp

  • Đối với kê biên bất động sản, Chấp hành viên thông báo cho đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước ít nhất là 03 ngày làm việc về thời gian, địa điểm, tài sản kê biên, trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án.
  • Trường hợp đương sự vắng mặt thì có thể uỷ quyền cho người khác thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình. Trường hợp đã được thông báo hợp lệ mà đương sự hoặc người được uỷ quyền vắng mặt thì Chấp hành viên vẫn tiến hành việc kê biên, nhưng phải mời người làm chứng và ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên. Trường hợp không mời được người làm chứng thì Chấp hành viên vẫn tiến hành việc kê biên nhưng phải ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên.
  • Khi kê biên đồ vật, nhà ở, công trình kiến trúc nếu vắng mặt người phải thi hành án hoặc người đang quản lý, sử dụng tài sản đó mà phải mở khoá, phá khoá, mở gói thì Chấp hành viên thực hiện theo quy định tại Điều 93 của Luật thi hành án Dân sự 2008 sửa đổi bổ sung 2014
  • Việc kê biên tài sản phải lập biên bản. Biên bản phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm kê biên, họ, tên Chấp hành viên, đương sự hoặc người được ủy quyền, người lập biên bản, người làm chứng và người có liên quan đến tài sản; diễn biến của việc kê biên; mô tả tình trạng từng tài sản, yêu cầu của đương sự và ý kiến của người làm chứng. Biên bản kê biên có chữ ký của đương sự hoặc người được uỷ quyền, người làm chứng, đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, Chấp hành viên và người lập biên bản.

 

Cơ sở pháp lý: Điều 88 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi bổ sung 2014.

Tư vấn về kê biên tài sản

Tư vấn về kê biên tài sản

Tư vấn về kê biên tài sản

  • Tư vấn về quy định thế chấp tài sản;
  • Tư vấn quy trình thủ tục, điều kiện kê biên tài sản;
  • Tư vấn về tài sản không được phép kê biên;
  • Tư vấn xác định hành vi kê biên tài sản trái luật khi nào?
  • Hỗ trợ khách hàng khiếu nại hành vi thi hành án trái quy định pháp luật.

Kê biên tài sản là biện pháp đảm bảo thi hành án quan trọng và đối với đối tượng cần kê biên là tài sản đang thế chấp thì có một số điểm khác biệt. Bài viết trên đã cung cấp quý bạn đọc các thông tin về thế chấp, kê biên cũng như những lưu ý về kê biên tài sản thế chấp. Nếu quý khách cần tư vấn về các quy định pháp luật tố tụng hình sự hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn, vui lòng liên hệ tới Hotline 1900.633.716 để được hỗ trợ tư vấn luật hình sự kịp thời.

Scores: 4.5 (28 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,914 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716