Tài sản cầm cố bị hư hỏng thì bên nhận cầm cố có phải bồi thường?

Tài sản cầm cố bị hư hỏng thì bên nhận cầm cố có phải bồi thường? Cầm cố tài sản là việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản của mình cho bên nhận cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận của đôi bên. Vấn đề tài sản cầm cố bị hư hỏng thì trách nhiệm thuộc về ai sẽ được giải đáp thông qua bài viết Luật L24H cung cấp dưới đây.

Tài sản cầm cố bị hư hỏng

Tài sản cầm cố bị hư hỏng

Quy định pháp luật về cầm cố tài sản

Hiệu lực cầm cố

Điều 310 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

  • Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc luật có quy định khác;
  • Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố. Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

Như vậy, việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng cầm cố tài sản theo nguyên tắc:

  • Nếu tài sản cầm cố là bất động sản thì hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
  • Nếu tài sản cầm cố không phải là bất động sản thì hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.

Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố

Điều 312 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền đối với bên cầm cố:

  • Yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 314 của Bộ luật này nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị;
  • Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầmcố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt;
  • Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố;
  • Được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của pháp luật”.

Điều 311 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nghĩa vụ đối với bên cầm cố:

  • Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận;
  • Báo cho bên nhận cầm cố về quyền lợi của người thứ ba đối với tài sản cầm cố nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm có quyền huỷ hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố;
  • Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác

Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố

Điều 314 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền đối với bên nhận cầm cố:

  • Yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó;
  • Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật;
  • Được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố nếu có thỏa thuận;
  • Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản của bên cầm cố.

Điều 313 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nghĩa vụ đối với bên nhận cầm cố:

  • Bảo quản, gìn giữ tài sản cầm cố; nếu làm mất mát, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố;
  • Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác;
  • Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thoả thuận khác;
  • Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

Cầm cố tài sản tại tiệm cầm đồ

Cầm cố tài sản tại tiệm cầm đồ

Khi nào chấm dứt cầm cố tài sản

Cầm cố tài sản chấm dứt trong trường hợp:

  • Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt;
  • Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;
  • Tài sản cầm cố đã được xử lý;
  • Theo thoả thuận của các bên.

CSPL: Điều 315 Bộ luật Dân sự 2015

Như vậy, cầm cố để bảo đảm cho nghĩa vụ đang tồn tại, nếu nghĩa vụ này được thực hiện xong thì cầm cố không có giá trị nữa cho nên cũng chấm dứt.

Bên nhận cầm cố có bồi thường thiệt hại khi tài sản cầm cố bị hư hỏng?

Khoản 1 Điều 313 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nghĩa vụ đối với bên nhận cầm cố: bảo quản, gìn giữ tài sản cầm cố; nếu làm mất mát, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.

Như vậy, bên nhận cầm cố có nghĩa vụ bảo quản và giữ gìn tài sản cầm cố, nếu làm hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp tài sản cầm cố là vật có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị thì bên nhận cầm cố đang giữ tài sản đó phải thông báo cho bên cầm cố và yêu cầu bên cầm cố cho biết cách giải quyết trong thời hạn hợp lý, nếu hết thời hạn đó mà bên cầm cố không trả lời thì bên nhận cầm cố thực hiện biện pháp cần thiết để ngăn chặn (Khoản 2 Điều 31 Nghị định 21/2021/NĐ-CP).

Mức bồi thường thiệt hại khi tài sản cầm cố bị hư hỏng

Nếu hợp đồng cầm cố tài có quy định về nghĩa vụ cũng như mức bồi thường thì bên nhận cầm cố làm hư hỏng tài sản thì việc xác định bồi thường sẽ dựa vào hợp đồng.

Nếu hợp đồng cầm cố tài sản không có quy định về nghĩa vụ, mức bồi thường thì bên nhận cầm cố làm hư hỏng tài sản thì việc xác định bồi thường có thể căn cứ dựa trên quy định của pháp luật dân sự:

  • Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
  • Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
  • Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
  • Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

CSPL: Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015.

Tư vấn trách nhiệm bồi thường khi tài sản cầm cố bị hư hỏng

Tư vấn trách nhiệm bồi thường khi tài sản cầm cố bị hư hỏng

>>> Tham khảo thêm: Cách xác định mức bồi thường thiệt hại khi tài sản bị xâm phạm

Tư vấn về khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại tài sản cầm cố

  • Tư vấn, hỗ trợ soạn thảo đơn khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại tài sản cầm cố;
  • Tư vấn thẩm quyền giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại tài sản, dân sự;
  • Tư vấn trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự tại Tòa án;
  • Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ có liên quan.
  • Hỗ trợ xác định mức yêu cầu bồi thường pháp lý;
  • Thay mặt khách hàng tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp.

>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Cùng với những thông tin pháp lý trên, bài viết đã giải đáp câu hỏi tài sản cầm cố bị hư hỏng thì bên nhận cầm cố có phải bồi thường và một số thông tin liên quan đến mức bồi thường, quyền và nghĩa vụ của các bên cầm cố. Nếu quý bạn đọc còn thắc mắc cần được Tư vấn Luật dân sự, hãy liên hệ đến hotline 1900.633.716 để được luật sư dân sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả. Xin cảm ơn.

Scores: 4.8 (23 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,914 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716