Tái phạm vi phạm hành chính nhiều lần sẽ bị xử phạt thế nào? Người có nhiều hành vi đã xử phạt vi phạm hành chính mà còn bị vi phạm thì có thể được coi là tái phạm vi phạm hành chính nhiều lần và là một tình tiết tăng nặng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này thì có thể tham khảo bài viết của tôi dưới đây chia sẻ.
Tái phạm vi phạm hành chính
Khái niệm về tái phạm hành chính
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung 2020 tái phạm hành chính được định nghĩa như sau: Tái phạm là việc cá nhân, tổ chức đã bị ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử phạt; cá nhân đã bị ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà lại thực hiện hành vi thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đó
Như vậy, tái phạm hành chính có 2 trường hợp:
- Trường hợp 1: áp dụng cho tổ chức, cá nhân đã bị ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử phạt
- Trường hợp 2: chỉ áp dụng cho cá nhân đã bị ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà lại thực hiện hành vi thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đó
>>> Xem thêm: Vi phạm hành chính là gì?
Căn cứ để xác định hành vi tái phạm vi phạm hành chính
Trên cơ sở định nghĩa của tái phạm vi phạm hành chính, có thể rút ra những căn cứ để xác định hành vi tái phạm vi phạm hành chính bao gồm:
- Thứ nhất, đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
- Thứ hai, chưa hết thời hạn bị coi là chưa bị xử phạt hành chính hoặc chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính
- Thứ ba, tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử phạt hoặc thực hiện hành vi thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trước đó
Như vậy, để xác định một hành vi tái phạm vi phạm hành chính phải đáp ứng đầy đủ ba điều kiện trên, nếu thiếu một trong ba điều kiện thì không phải là hành vi tái phạm vi phạm hành chính.
Hành vi vi phạm hành chính
Tái phạm vi phạm hành chính nhiều lần sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ khoản 6 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung 2020 thì vi phạm hành chính nhiều lần là trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà trước đó đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính này nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý.
Bên cạnh đó, căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung 2020 vi phạm hành chính nhiều lần là một trong những tình tiết tăng nặng.
Điểm d điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung 2020 có quy định: Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
Như vậy, đối với quy định về xử phạt vi phạm hành chính nhiều lần có thể có hai cách hiểu: xử phạt về từng hành vi vi phạm hoặc chỉ xử phạt vi phạm hành chính đối với một hành vi vi phạm và bị áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần. Tuy nhiên, để đảm bảo nguyên tắc có lợi cho đương sự trong áp dụng pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền cần áp dụng cách thứ hai trong xử lý vi phạm hành chính nhiều lần: xử phạt hành chính đối với một hành vi vi phạm và bị áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần
Ngoài ra, tái phạm vi phạm hành chính nhiều lần cũng có thể là một trong những tình tiết để truy cứu trách nhiệm hình sự: có thể là tình tiết có ý nghĩa định tội, hoặc là tình tiết có ý nghĩa định khung tăng nặng.
Nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính
Phân biệt tái phạm hành chính và vi phạm hành chính nhiều lần
Tiêu chí | Tái phạm hành chính | Vi phạm hành chính nhiều lần |
Cơ sở pháp lý | Khoản 1 điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, bổ sung 2020 | Khoản 6 điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 |
Căn cứ | Tổ chức, cá nhân đã bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa hết thời hạn bị coi chưa bị xử phạt hành chính mà thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử phạt | Cá nhân, tổ chức đã vi phạm hành chính cùng một hành vi nhiều lần nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý |
Cách thức xử phạt | Chỉ đóng vai trò là một tình tiết tăng nặng (điểm b khoản 1 điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung 2020) | Có thể bị xử phạt đối với từng hành vi (điểm d khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung 2020) hoặc chỉ xử phạt đối một hành vi vi phạm hành chính và áp dụng tình tiết tăng nặng về vi phạm hành chính nhiều lần (điểm b khoản 1 điều Luật Xử lý vi phạm hành chính, sửa đổi, bổ sung 2020) |
Thời điểm xảy ra | Chỉ xảy sau thời điểm xử lý hành chính và chưa hết thời hiệu để xác định chưa bị xử lý hành chính | Xảy ra trước thời điểm bị xử lý vi phạm hành chính |
Luật sư tư vấn về mức xử phạt vi phạm hành chính do tái phạm nhiều lần
- Tư vấn mức xử phạt tối đa, tối thiểu mà người vi phạm hành chính có thể bị gánh chịu
- Tư vấn về các căn cứ để áp dụng những hình thức xử phạt cụ thể
- Tư vấn tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trong xử phạt hành chính
- Hỗ trợ chuẩn bị các giấy tờ tài liệu áp dụng tình tiết giảm nhẹ của khách hàng
- Tư vấn về cách thức để được giảm nhẹ đến mức tối thiểu của khung hình phạt
Tái phạm vi phạm hành chính nhiều lần là hành vi có tính chất nguy hiểm hơn so với việc mới thực hiện hành vi vi phạm hành chính một lần; điều này sẽ ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội và cần phải được ngăn chặn. Do tính chất và mức độ nguy hiểm như vậy mức phạt đối với trường hợp này nặng hơn và thậm chí có thể là bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vì vậy, nếu có bất kỳ sự thắc mắc hay tư vấn luật hành chính trực tuyến vui lòng gọi vào Hotline: 1900.633.716 Luật L24H để được các tư vấn nhanh chóng và kịp thời.
>>> Xem thêm: Vi phạm việc không thi hành án hành chính lần đầu có bị phạt hình sự