Sử dụng giấy phép lái xe giả bị xử lý như thế nào?

Sử dụng giấy phép lái xe giả là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, vấn đề sử dụng bằng lái xe giả khi tham gia giao thông là vấn đề thường xuyên gặp trong thực tế. Vậy sử dụng giấy phép lái xe giả sẽ bị phạt như thế nào. Bài viết dưới sẽ cung cấp cho Quý bạn đọc các quy định xử phạt khi sử dụng giấy phép lái xe giả.

Giấy phép lái xe giả

Giấy phép lái xe giả

Giấy phép lái xe là gì?

Giấy phép lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một cá nhân cụ thể cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe mô tô phân khối lớn, xe ô tô, xe tải, xe buýt, xe khách, xe container hoặc các loại hình xe khác.

Phân loại giấy phép lái xe

  • Giấy phép lái xe A1
  • Giấy phép lái xe A2
  • Giấy phép lái xe B1: gồm 2 loại là B1 và B11
  • Giấy phép lái xe B2
  • Giấy phép lái xe hạng C
  • Giấy phép lái xe hạng D
  • Giấy phép lái xe hạng E
  • Giấy phép lái xe hạng F

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe

  • Tổng cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý về sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong phạm vi cả nước. Vụ Quản lý phương tiện và người lái là tổ chức tham mưu giúp Tổng Cục trưởng thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe
  • Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng được giao nhiệm vụ quản lý về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe là tổ chức tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe

(Điều 29 Thông tư 12/2017/TT – BGTVT)

Sử dụng giấy phép lái giả bị xử lý như thế nào?

Dùng bằng lái xe giả thì bị phạt như thế nào

Dùng bằng lái xe giả thì bị phạt như thế nào

Xử phạt hành chính

  • Phạt tiền từ 0000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô khi thực hiện hành vi sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp
  • Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh khi thực hiện hành vi sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô khi thực hiện hành vi sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp
  • Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp

(Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP )

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Chủ thể thực hiện hành vi sử dụng giấy phép lái xe giả sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.

  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm đối với người nào sử dụng giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật
  • Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
  • Có tổ chức
  • Phạm tội 02 lần trở lên
  • Sử dụng giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng
  • Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng
  • Tái phạm nguy hiểm
  • Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
  • Sử dụng giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
  • Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên
  • Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

(Điều 341 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017)

Luật sư tư vấn về giấy phép lái xe

Dịch vụ tư vấn luật

Dịch vụ tư vấn luật

  • Tư vấn về các hạng giấy phép lái xe
  • Tư vấn về quy trình, thủ tục lấy giấy phép lái xe
  • Tư vấn về các hình thức xử phạt liên quan đến giấy phép lái xe
  • Tư vấn về các trách nhiệm pháp lý khi tham gia lái xe
  • Hỗ trợ, tham gia bào chữa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

>> Xem thêm: Cho người khác mượn xe gây tai nạn ai chịu trách nhiệm

Giấy phép lái xe giả là vấn đề đang được quan tâm nhiều hiện nay. Người tham gia giao thông nên cập nhật những vấn đề pháp lý về giấy phép lái xe để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân. Bài viết trên của Luật L24H đã tổng hợp những hình thức xử phạt về việc sử dụng giấy phép lái xe giả. Nếu có khó khăn hay thắc mắc gì cần luật sư tư vấn luật giao thông tư vấn. vui lòng liên hệ đến hotline 1900.633.716 để được đội ngũ luật sư tư vấn kỹ hơn. Xin cảm ơn.

Scores: 4.8 (50 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,828 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716