Cách sang tên sổ đỏ khi người đứng tên đã mất không di chúc

Sang tên sổ đỏ khi người đứng tên đã mất là thủ tục cần thiết để chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản cho người còn sống. Thực tiễn chứng minh nhiều trường hợp người mất bố mẹ, ông bà chết đi khi không kịp để lại di chúc. Vậy số tài sản đất đai của người đã mất, đặc biệt là sổ đỏ được pháp luật dân sự và pháp luật đất đai quy định thủ tục sang tên sổ đỏ như thế nào sẽ được hướng dẫn thông qua bài viết sau:

Sang tên sổ đỏ khi người đứng tên đã mất

Sang tên sổ đỏ khi người đứng tên đã mất

Sổ đỏ đứng tên người đã chết có sang tên được không?

Trường hợp người mất có để lại di chúc và di chúc đó là hợp pháp thì người thừa kế được ghi nhận trong di chúc có quyền thực hiện thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng mảnh đất dưới hình thức nhận thừa kế theo di chúc.

Một người khi đã chết thì không còn có thể thực hiện các giao dịch dân sự, bao gồm cả sang tên Sổ đỏ. Do đó, muốn sang tên sổ đỏ cần làm thủ tục phân chia di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật (nếu không có di chúc, di chúc không hợp pháp hoặc người thừa kế không thể nhận thừa kế).

Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật được thực hiện theo các nguyên tắc như sau:

Tài sản được chia cho những người theo hàng thừa kế theo thứ tự được quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015.

Đối với từng loại đất cụ thể được thừa kế sẽ có những quy định về điều kiện và thủ tục khác nhau, do đó cần lưu ý khi thực hiện thủ tục sang tên đúng theo quy định của Luật đất đai 2013.

Đối với người có quốc tịch Việt Nam nhưng định cư ở nước ngoài thì phải đáp ứng điều kiện thuộc đối tượng sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì mới có thể được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Ngoài ra, nếu trong trường hợp người kế thừa không thuộc đối tượng được sở hữu nhà thì sẽ không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất nhưng sẽ có quyền được chuyển nhượng hoặc tặng quyền kế thừa sử dụng đất.

Cơ sở pháp lý: Điều 650, 651 Bộ luật dân sự 2015; Điều 168 Luật đất đai 2013.

>>Tham khảo thêm bài viết: Tự ý sang tên sổ đỏ khi bố mẹ đã mất xử lý như thế nào?

Giấy tờ cần chuẩn bị để sang tên

Đầu tiên, cần chuẩn bị các giấy tờ sau để thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế (xác nhận di sản thừa kế):

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ hồng)
  • Giấy chứng tử của người đã mất
  • CMND/CCCD, sổ hộ khẩu của người nhận di sản
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ của người nhận di sản với người đã mất
  • Giấy chứng tử, xác nhận phần mộ, giấy tờ xác nhận, chứng minh quan hệ của những người thừa kế đã chết tại thời điểm làm thủ tục.

Cơ sở pháp lý: Khoản 2,3 Điều 57; Điều 58 Luật công chứng 2014.

Sau đó, cần chuẩn bị hồ sơ sau để tiến hành thủ tục đăng ký tại Văn phòng đăng ký đất đai:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ hồng)
  • Văn bản khai nhận di sản thừa kế đã được lập từ bước trên.
  • CMND/CCCD, sổ hộ khẩu của người nhận di sản
  • Đơn đăng ký biến động đất đai (Mẫu số 09/ĐK ban hành kèm Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên)
  • Tờ khai lệ phí trước bạ
  • Tờ khai thuế thu nhập cá nhân
  • Tờ khai thuế đất phi nông nghiệp hoặc xác nhận đóng thuế đất phi nông nghiệp
  • Sơ đồ vị trí thửa đất.

Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT Quy định về hồ sơ địa chính.

Giấy tờ cần chuẩn bị để sang tên

Giấy tờ cần chuẩn bị để sang tên

Thủ tục sang tên sổ hồng được thực hiện như thế nào?

Giai đoạn 1: Khai nhận di sản thừa kế tại Phòng/ Văn phòng công chứng.

  • Công chứng viên sẽ tiến hành niêm yết công khai tại UBND cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản.
  • Khi đã đủ 15 ngày niêm yết, nếu không có tranh chấp hay thắc mắc gì xảy ra, Phòng/ Văn phòng công chứng sẽ tiến hành lập văn bản khai nhận di sản thừa kế.

Giai đoạn 2: Thực hiện thủ tục đăng ký tại Văn phòng đăng ký đất đai:

  • Sau khi tiếp nhận thành phần hồ sơ đầy đủ và chính xác như đã được đề cập trên, bộ phận 1 cửa sẽ chuyển hồ sơ qua chi cục thuế để thẩm định và thông báo nộp thuế.
  • Sau khi đã thực hiện việc đóng đủ các khoản thuế nhất định, người nhận di sản sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới

Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 58 Luật công chứng 2014; Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng.

Luật sư tư vấn cách sang tên sổ đỏ khi người đứng tên đã mất

Luật sư giỏi chuyên tư vấn đất đai sẽ hỗ trợ khách hàng thủ tục cấp sang tên sổ đỏ:

  • Tư vấn quy định pháp luật liên quan đến vấn đề sang tên sổ đỏ từ người đã mất đối với từng trường hợp cụ thể của khách hàng
  • Soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ đăng ký
  • Hỗ trợ nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
  • Đảm bảo công việc tiếp nhận xử lý hồ sơ đến khi có kết quả được tiến hành đúng thủ tục luật định.

Luật sư tư vấn cách sang tên sổ đỏ khi người đứng tên đã mất

Luật sư tư vấn cách sang tên sổ đỏ khi người đứng tên đã mất

Toàn bộ thủ tục hướng dẫn sang tên sổ đỏ khi từ người đã mất không để lại di chúc đã được bao quát hóa thông qua bài viết trên. Luật L24H hy vọng đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc về trình tự thủ tục trên. Trong trường hợp vẫn còn băn khoăn về bất cứ điều gì liên quan đến Cha mẹ mất không để lại di chúc, đừng ngần ngại chia sẻ cho Đội ngũ Luật sư tư vấn thừa kế của chúng tôi qua Hotline 1900.633.716 để được hỗ trợ giải đáp miễn phí.

Một số bài viết liên quan thừa kế đất có thể bạn đọc quan tâm:

Scores: 4.28 (38 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,914 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716