Sang tên sổ đỏ khi bố mẹ đã mất không để lại di chúc là làm thủ tục nhận thừa kế, sang tên sổ đỏ của bố mẹ để mình hưởng thừa kế. Vậy thủ tục sang tên sổ đỏ của bố mẹ đã mất để lại như thế nào, có chi phí gì không, trường hợp này pháp luật quy định như thế nào. Mời Quý bạn đọc tham khảo bài tư vấn dưới đây của Luật L24H để biết thêm về trình tự sang tên sổ đỏ bố mẹ đã mất cho con.
Sang tên sổ đỏ cho con khi bố mẹ mất
>>> Xem thêm: Cách sang tên sổ đỏ khi người đứng tên đã mất không để lại di chúc
Bố mẹ đã mất sẽ chuyển quyền sử dụng đất cho ai?
Trường hợp bố mẹ mất nhưng không để lại di chúc thì thực hiện chia thừa kế theo quy định pháp luật. Tức là phần tài sản đó sẽ được chia cho các hàng thừa kế theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết, cháu ruột của người chế mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột của người chế mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Như vậy thì ở trường hợp này, con là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên có quyền hưởng di sản là nhà đất mà bố mẹ để lại theo quy định của pháp luật.
>>> Xem thêm: Tự ý sang tên sổ đỏ khi bố mẹ đã mất xử lý như thế nào?
Cần làm gì để sang tên sổ đỏ khi bố mẹ đã mất không di chúc
Sau khi bố mẹ mất, những người có quyền lợi liên quan cần phải làm thủ tục khai tử tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi bố mẹ cư trú và tiến hành mở thừa kế. Địa điểm mở thừa kế là nơi phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế, nơi mà Tòa án có thẩm quyền sẽ quyết định việc thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Thời gian và địa điểm mở thừa kế được quy định tại Khoản 2 Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015.
Những người thừa kế đến Ủy ban nhân dân xã hoặc văn phòng công chứng để thực hiện thỏa thuận phân chia di sản. Sau khi có văn bản thỏa thuận phân chia di sản hoặc văn bản khai nhận di sản thì mang giấy tờ đi làm thủ tục sang tên cho con.
>>> Xem thêm: Phân chia đất đai cha mẹ mất không để lại di chúc như thế nào?
Trình tự, Thủ tục sang tên sổ đỏ bố mẹ đã mất cho con
Thủ tục thừa kế sang tên nhà đất khi cha mẹ mất
Hồ sơ sang tên sổ đỏ
Khi thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ khi bố mẹ đã mất, cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau đây:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Văn bản khai nhận di sản thừa kế được lập tại Văn phòng công chứng theo quy định của pháp luật
- Chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của người được thừa kế
- Giấy tờ chứng minh tài sản chung hoặc giấy tờ chứng minh tài sản riêng
- Đơn đăng ký biến động đất đai/ tài sản gắn liền với đất theo mẫu
- Tờ khai thuế đất phi nông nghiệp hoặc xác nhận đóng thuế đất phi nông nghiệp
- Sơ đồ vị trí thửa đất.
Quy trình thực hiện
Sau khi xác nhận xong những người có quyền hưởng di sản thừa kế mà cha mẹ để lại thì người được nhận di sản phải thực hiện khai nhận thừa kế theo quy định pháp luật. Thủ tục khai nhận thừa kế được quy định gồm các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm đầy đủ các giấy tờ như trên và nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai nơi có mảnh đất
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận và xử lý yêu cầu
Văn phòng đăng ký đất đai sẽ tiếp nhận và căn cứ thẩm quyền để xử lý 02 trường hợp:
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định
- Nếu hồ sơ đầy đủ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ
Bước 3: Trả kết quả
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ bố mẹ sang con, văn phòng sẽ:
- Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp
- Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
>>> Xem thêm: Thủ tục khai nhận thừa kế đất đai không có di chúc
Chi phí thực hiện sang tên sổ đỏ khi bố mẹ đã mất không di chúc
Khi sang tên sổ đỏ thì phải kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ. Tuy nhiên đối với trường hợp sang tên mảnh đất được thừa kế từ bố mẹ sang con thì không phải nộp thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ. Điều này đã được quy định trong Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 10/2022/NĐ-CP về lệ phí trước bạ.
Tuy vậy, bạn vẫn cần phải hoàn thành các lệ phí địa chính như: Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, phí đo đạc do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Luật sư tư vấn sang tên sổ đỏ
Tư vấn thủ tục thừa kế nhà đất
- Tư vấn về quyền thừa kế đất đai không có di chúc
- Tư vấn về trình tự, thủ tục thừa kế tài sản là nhà đất khi bố mẹ đã mất
- Soạn thảo đơn từ và giấy tờ liên quan đến việc sang tên sổ đỏ
- Nhận ủy quyền của khách hàng thực hiện thủ tục
- Tư vấn luật thừa kế và các thủ tục liên quan đến việc thừa kế
Như vậy, để được sang tên sổ đỏ của bố mẹ thì con cái cần hoàn thiện đầy đủ giấy tờ để thừa kế theo quy định và nộp tại cơ quan đăng ký đất đai có thẩm quyền. Trong quá trình chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ, thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ khi bố mẹ mất không có di chúc cho con, nếu cần luật sư đất đai tư vấn và hỗ trợ, có thể gọi tới tổng đài tư vấn luật qua số hotline: 1900.633.716 để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất miễn phí.