Quyết định giải quyết khiếu nại có bắt buộc phải công khai không?

Quyết định giải quyết khiếu nại có bắt buộc phải công khai không? Khiếu nại là việc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi hành chính, được cho là không đúng hoặc quyết định kỷ luật khi có căn cứ luật định. Vậy khi có quyết định giải quyết khiếu nại thì có được công khai thông tin trên các phương tiện truyền thông hay không? Cùng Luật L24H tìm hiểu qua bài viết này để hiểu thêm nhé!

Quyết định giải quyết khiếu nại có bắt buộc phải công khai

Quyết định giải quyết khiếu nại có bắt buộc phải công khai

Quy định pháp luật về khiếu nại

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.”

Như vậy, khi nhận được quyết định hành chính mà theo căn cứ luật định không phù hợp, người có thẩm quyền thực hiện giải quyết không đúng với quy định pháp luật thì có thể khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền để xem xét lại tính đúng sai trong thủ tục, quy trình giải quyết khiếu nại. Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.

>>> Xem thêm: Mẫu đơn khiếu nại quyết định hành chính

Quy trình giải quyết khiếu nại

  • Bước 1. Nộp đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp;

(Điều 3 Nghị định 124/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 do Chính phủ ban hành quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại)

  • Bước 2. Thụ lý giải quyết khiếu nại;

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền giải quyết.

Trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do trong văn bản thông báo cho người khiếu nại.

(Điều 5 Thông tư 07/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 do Thanh tra Chính phủ ban hành quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính; sửa đổi bổ sung bởi Điều 1 Thông tư 02/2016/TT-TTCP)

  • Bước 3. Xác minh nội dung khiếu nại;

Sau khi thụ lý khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại. Đối với khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải trực tiếp kiểm tra lại hoặc phân công người có trách nhiệm kiểm tra lại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại.

Sau khi kiểm tra lại, nếu thấy khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính là đúng thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay. Đối với khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, nếu xét thấy nội dung khiếu nại đã rõ thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại yêu cầu Hội đồng kỷ luật cán bộ, công chức xem xét để đề nghị người có thẩm quyền giải quyết.

(Điều 6 Thông tư 07/2013/TT-TTCP)

  • Bước 4. Đối thoại
  • Bước 5. Ra và gửi quyết định giải quyết khiếu nại;

(Khoản 2 Điều 29 Nghị định 124/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 do Chính phủ ban hành quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại)

  • Bước 6. Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại.

(Thông tư 02/2016/TT-TTCP)

>>> Xem thêm: Quy trình khiếu nại quyết định hành chính

Quy định về công khai quyết định giải quyết khiếu nại

Công khai quyết định giải quyết khiếu nại

Công khai quyết định giải quyết khiếu nại

Các hình thức công khai

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 29 Nghị định 124/2020/NĐ-CP một trong các hình thức công khai quyết định giải quyết khiếu nại:

  • Công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị khiếu nại công tác

Thành phần tham dự gồm: người giải quyết khiếu nại, người khiếu nại hoặc người đại diện thực hiện việc khiếu nại, người bị khiếu nại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

  • Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức đã giải quyết khiếu nại.
  • Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng

Việc thông báo quyết định giải quyết khiếu nại trên các phương tiện thông tin đại chúng gồm báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm lựa chọn một trong các phương tiện thông tin đại chúng để thực hiện việc thông báo. Trường hợp cơ quan của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử thì phải công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử. Số lần thông báo trên báo nói ít nhất 02 lần phát sóng; trên báo hình ít nhất 02 lần phát sóng; trên báo in ít nhất 02 số phát hành liên tục.

Thời hạn công khai

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi có quyết định giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm công khai quyết định giải quyết khiếu nại theo một trong các hình thức đề cập ở trên. Các hình thức công khai khác nhau có thời hạn công khai cụ thể:

  • Trước khi tiến hành cuộc họp công khai, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải có văn bản thông báo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan biết trước 03 ngày.
  • Thời gian niêm yết quyết định giải quyết khiếu nại ít nhất là 15 ngày, kể từ ngày niêm yết.
  • Thời gian đăng tải trên báo điện tử, trên cổng thông tin điện tử hoặc trên trang thông tin điện tử ít nhất là 15 ngày liên tục.

Căn cứ pháp lý: Khoản 3 Điều 29 Nghị định 124/2020/NĐ-CP.

Thời hạn có hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại

Hiệu lực quyết định giải quyết khiếu nại

Hiệu lực quyết định giải quyết khiếu nại

Điều 44 Luật khiếu nại 2011 quy định về hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại như sau:

  • Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành mà người khiếu nại không khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
  • Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật có hiệu lực thi hành ngay.

Tư vấn quy trình sau khi nhận quyết định giải quyết khiếu nại

  • Tư vấn quy trình thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
  • Hướng dẫn theo dõi, giám sát quá trình thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
  • Hỗ trợ Quý khách hàng giải đáp các vấn đề pháp lý xoay quanh việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
  • Tư vấn quy định pháp luật về thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.

>>> Tham khảo thêm về: Luật khiếu nại tố cáo

Các vấn đề pháp lý liên quan đến công khai quyết định giải quyết khiếu nại như quy trình giải quyết khiếu nại, các hình thức và thời hạn công khai cũng như thời hạn để quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực đã được Luật L24H tư vấn trong bài viết. Nếu còn vấn đề liên quan đến nội dung xoay quanh vấn đề công khai quyết định giải quyết khiếu nại, vui lòng liên hệ 1900.633.716 để được Tư vấn luật hành chính miễn phí nhanh nhất. Xin cảm ơn.

Scores: 4.7 (41 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,914 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716