Quyền sử dụng đất của hợp tác xã giải thể xử lý thế nào?

Quyền sử dụng đất của hợp tác xã giải thể xử lý thế nào là câu hỏi mà mọi người luôn đặt ra cho các nhà làm luật bởi lẽ hợp tác xã có thể nói là một tổ chức kinh tế đặc biệt ở tại Việt Nam, thành lập với mục đích hợp tác hỗ trợ lẫn nhau lại vừa sản xuất kinh doanh. Vậy những tài sản khi hợp tác xã giải thể, phá sản sẽ xử lý như thế nào? Nhà nước có được thu hồi đất khi hợp tác xã giải thể, phá sản hay không? Dưới đây Luật L24H sẽ giải đáp các thắc mắc mà quý khách vướng mắc.

Tài sản của hợp tác xã khi giải thể

Tài sản của hợp tác xã khi giải thể

Hợp tác xã là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012 khái quát rằng:

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ ở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

Như vậy, có thể thấy hợp tác xã là một tổ chức kinh tế với vai trò chủ yếu là phát triển kinh tế xã hội, nhằm tạo việc làm cho người lao động, trên tinh thần giúp đỡ lẫn nhau, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng, dân chủ.

>>> Tham khảo thêm: Tư vấn mua lại hợp tác xã bằng nhận chuyển nhượng vốn góp xã viên

Đặc điểm về quyền sử dụng đất của hợp tác xã

Nhà nước quy định các đặc điểm

 

Nhà nước quy định các đặc điểm

Theo quy định tại Điều 55 Luật Đất đai 2013, hợp tác xã được nhà nước giao đất để thực hiện các dự án sau đây:

  • Dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc đểkết hợp cho thuê
  • Dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng
  • CCPL: khoản 2, khoản 4 Điều 55 Luật Đất đai 2013

Hợp tác xã được sử dụng đất dưới hình thức cho thuê ( có hai hình thức thu tiền cho thuê đất : hằng năm và một lần cho cả thời gian thuê) để thực hiện các dự án như:

  • Đầu tư sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp;
  • Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp;
  • Đất xây dựng các công trình công cộng với mục đích kinh doanh
  • Sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp.

Hợp tác xã có các quyền và nghĩa vụ sau khi sử dụng đất dưới hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất và thuê đất trả tiền thuê đất một lần, cụ thể:

  • Có quyền và nghĩa vụ theo Điều 166, 170 Luật Đất đai 2013
  • Được chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản của hợp tác xã gắn liền với đất;
  • Cho thuê quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của hợp tác gắn liền với đất đối với trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; cho thuê lại quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của hợp tác xã gắn liền với đất đối với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
  • Tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước; tặng cho quyền sử dụng đất cho cộng đồng dân cư để xây dựngcác công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng; tặng cho nhà tình nghĩa gắn liền với đất theo quy định của pháp luật;
  • Thế chấp bằng tiền sử dụng đất, tài sản thuộc toàn quyền sở hữu của hợp tác xã gắn liền với đất tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;
  • Góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của hợp tác xã gắn liền với đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh với tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật
  • CCPL: khoản 1, khoản 2 Điều 174 Luật Đất đai 2013

Còn đối với trường hợp hợp tác xã sử dụng đất dưới hình thức cho thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm thì có các quyền và nghĩa vụ sau:

  • Có quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166, 170 Luật Đất đai 2013;
  • Có thể thế chấp tài sản thuộcsở hữu của hợp tác xã gắn liền với đất thuê tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;
  • Bán tài sản thuộc sở hữu của hợp tác xã gắn liền với đất thuê khi có đủ điều kiện quy định tại Điều 189 của Luật Đất đai; người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;
  • Góp vốn bằng tài sản thuộc quyền sở hữu của hợp tác xã gắn liền với đất thuê; người nhận góp vốn bằng tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;
  • Cho thuê lại quyền sử dụng đất theo hình thức trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất đã được xây dựng xong kết cấu hạ tầng trong trường hợp được phép đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng đối với khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế
  • CCPL: khoản 1 Điều 175 Luật Đất đai 2013

Nhà nước có được thu hồi đất của hợp tác xã giải thể không?

Nhà nước thu hồi đất hợp tác xã giải thể

Nhà nước thu hồi đất hợp tác xã giải thể

Sau khi hợp tác xã giải thể thì nhà nước xử lý quyền sử dụng đất của hợp tác xã như sau:

Trường hợp bị thu hồi

Quyền sử dụng đất của hợp tác xã khi giải thể, phá sản thực hiện theo quy định sau đây:

  • Đối với đất được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất; được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất, do mua tài sản gắn liền với đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác mà tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền mua tài sản gắn liền với đất, tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì Nhà nước thu hồi đất đó;
  • Đối với đất được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê, do mua tài sản gắn liền với đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác mà tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền mua tài sản gắn liền với đất, tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; đất do thành viên góp quyền sử dụng vào hợp tác xã thì Nhà nước không thu hồi đất, quyền sử dụng đất đó là của hợp tác xã và được xử lý theo điều lệ của hợp tác xã, nghị quyết của đại hội thành viên.

Như vậy, đối với đất Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất thì khi hợp tác xã giải thể, Nhà nước sẽ thu hồi lại mảnh đất trên theo quy định của pháp luật.

Căn cứ pháp lý tại khoản 2 Điều 177 Luật đất đai 2013

Trường hợp không được thu hồi

Điều 16 Luật Đất đai 2013 quy định về những trường hợp được ra quyết định thu hồi đất như sau:

  • Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
  • Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
  • Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
  • Nhà nước quyết định trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.”

Ở đây ta có thể thấy pháp luật không quy định cụ thể các trường hợp không được ra quyết định thu hồi đất. Trừ các trường hợp được nêu và những trường hợp có căn cứ thu hồi được quy định tại Luật Đất đai.

  • CCPL: khoản 1, khoản 2 Điều 16 Luật Đất đai 2013

 Hợp tác xã giải thể có được bồi thường khi đất bị thu hồi không?

Việc Nhà nước thu hồi đất sẽ đi kèm với việc bồi thường theo các nguyên tắc bồi thường tại Điều 74 của Luật Đất đai 2013

  • Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi nếu có đủ điều kiện thu hồi thường quy định tại điều 75 của Luật Đất đai thì sẽ được bồi thường
  • Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất
  • Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng theo quy định của pháp luật.

Pháp luật có nhiều quy định về vấn đề Nhà nước giao đất, cho thuê đất hay chuyển nhượng đất cho hợp tác xã được ghi nhận trong Luật hợp tác xã 2012 và Luật đất đai 2013:

  • Đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất: là khoản hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước do đó tài sản không chia là tài sản chung của hợp tác xã và không được giao đất cho các thành viên trong hợp tác xã;
  • Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng, đất cho thuê hoặc nhận chuyển nhượng: không phải là tài sản không chia, nên có thể giao cho các thành viên trong hợp tác xã đồng quyền quản lý và sử dụng.

Còn đối với những trường hợp thu hồi đất để thanh toán các khoản nợ vì vốn và tài sản của hợp tác xã không đủ thanh toán thì không được bồi thường.

>>> Xem thêm: Quy định về mức bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

Tư vấn pháp lý về việc Nhà nước thu hồi đất

Sau khi hợp tác xã giải thể thì việc Nhà nước thu hồi lại đất là điều không thể tránh khỏi cụ thể căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 65 Luật Đất đai 2013

Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất; người sử dụng đất thuê của Nhà nước trả tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất.

>>> Tham khảo thêm: Thủ tục khiếu nại quyết định thu hồi đất bồi thường không thỏa đáng

Như vậy, đất mà hợp tác xã sử dụng trước đó sẽ bị Nhà nước thu hồi khi hợp tác xã giải thể phá sản. Nhưng đối với các trường hợp được Nhà nước bồi thường nhưng quý khách cảm thấy số tiền bồi thường không hợp lý hoặc quan tâm các vấn đề liên quan cần Luật sư hỗ trợ TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI về trường hợp trên vui long gọi vào số hotline 1900633716 để được luật sư chuyên môn tư vấn chi tiết trực tuyến miễn phí.

Scores: 4.5 (16 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,914 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716