Quy trình xử lý hành vi vi phạm trật tự xây dựng đô thị, mức xử phạt

Quy trình xử lý hành vi vi phạm trật tự xây dựng đô thị được thực hiện theo quy định của pháp luật khi có hành vi vi phạm trật tự xây dựng đô thị. Giữ gìn trật tự xây dựng đô thị là một việc làm quan trọng giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người. Do vậy, khi xảy ra hành vi vi phạm thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề trên.

Xử lý hành vi vi phạm trật tự xây dựng đô thị

Xử lý hành vi vi phạm trật tự xây dựng đô thị

Thế nào là lĩnh vực xây dựng đô thị?

Đô thị là khu vực tập trung đông dân cư sinh sống và chủ yếu hoạt động trong những lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, du lịch và dịch vụ của cả nước hoặc vùng lãnh thổ bao gồm thị trấn, thị xã, thành phố (thành phố trực thuộc tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương).

Lĩnh vực xây dựng đô thị không phải là một thuật ngữ pháp lý được quy định trong các văn bản pháp luật. Lĩnh vực xây dựng đô thị có thể được hiểu là lĩnh vực bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến kỹ thuật thiết kế và thi công hạ tầng. Lĩnh vực xây dựng đô thị thường nhắm đến những sản phẩm tại những địa điểm dành cho từng đối tượng khách hàng riêng biệt.

Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm trật tự xây dựng đô thị

Xử phạt hành chính trật tự xây dựng đô thị

Xử phạt hành chính trật tự xây dựng đô thị

Mức xử phạt vi phạm hành chính

Căn cứ pháp lý: Điều 16 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP

  • Đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không che chắn hoặc có che chắn nhưng để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các khu vực xung quanh hoặc để vật liệu xây dựng không đúng nơi quy định thì mức phạt là từ 3.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng tùy từng trường hợp.
  • Đối với hành vi không công khai giấy phép xây dựng tại địa điểm thi công xây dựng trong suốt quá trình thi công thì mức phạt là từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng tùy từng trường hợp.
  • Đối với hành vi không thực hiện thủ tục để điều chỉnh, gia hạn giấy phép xây dựng thì mức phạt là từ 15.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng tùy từng trường hợp.
  • Đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo, di dời công trình và giấy phép xây dựng có thời hạn thì mức phạt là từ 15.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng tùy từng trường hợp.
  • Đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng gây lún, nứt hoặc hư hỏng công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình lân cận hoặc gây sụp đổ hoặc có nguy cơ gây sụp đổ công trình lân cận nhưng không gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người khác thì mức phạt là từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng tùy từng trường hợp.
  • Đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới thì mức phạt là từ 30.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng tùy từng trường hợp.
  • Đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng thì mức phạt là từ 60.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng tùy từng trường hợp.
  • Đối với hành vi xây dựng công trình không đúng thiết kế xây dựng được thẩm định trong trường hợp được miễn giấy phép xây dựng thì bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
  • Đối với hành vi xây dựng không đúng quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị được duyệt thì mức phạt là từ 80.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng tùy từng trường hợp.
  • Đối với hành vi xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác hoặc của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung thì mức phạt là từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng tùy từng trường hợp.
  • Đối với các công trình xây dựng trên đất không đúng mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai thì xử phạt theo quy định tại Nghị định số 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
  • Đối với hành vi tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm sau khi đã bị lập biên bản vi phạm hành chính (trước khi ban hành quyết định xử phạt) dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm đối với các hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt là từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng tùy từng trường hợp.
  • Đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo, di dời công trình và giấy phép xây dựng có thời hạn; tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới; tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng; xây dựng công trình không đúng thiết kế xây dựng được thẩm định trong trường hợp được miễn giấy phép xây dựng; xây dựng không đúng quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị được duyệt; xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác hoặc của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung mà đã bị xử phạt vi phạm hành chính, tái phạm nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì mức phạt là từ 120.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng tùy từng trường hợp.

Các hình thức xử phạt bổ sung

Theo Khoản 14 Điều 16 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP, hình thức xử phạt bổ sung đối với các hành vi vi phạm về trật tự xây dựng bao gồm:

  • Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng từ 03 tháng 12 tháng (nếu có);
  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Các biện pháp khắc phục hậu quả

Theo Khoản 15 Điều 16 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP, biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm về trật tự xây dựng bao gồm:

  • Buộc che chắn theo quy định và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường (nếu có);
  • Buộc thực hiện thủ tục điều chỉnh hoặc gia hạn giấy phép xây dựng hoặc buộc công khai giấy phép xây dựng theo quy định;
  • Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.

>>> Xem thêm: Quy định mức xử phạt xây nhà không có giấy phép xây dựng

Quy trình xử lý hành vi vi phạm trật tự xây dựng đô thị

Khi phát hiện hành vi vi phạm quy định về trật tự xây dựng đô thị, chủ thể có thẩm quyền tiến hành xử lý như sau:

  • Bước 1: Lập biên bản vi phạm hành chính

Theo khoản 2 Điều 12 Nghị định 118/2021/NĐ-CP, khi phát hiện hành vi vi phạm, chủ thể có thẩm quyền phải lập biên bản vi phạm hành chính trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính, hoặc trong thời hạn 05 ngày làm việc nếu vụ việc có tính chất phức tạp, phạm vi rộng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác.

  • Bước 2: Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Theo Điều 66, 67 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung 2020, chủ thể có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản; trường hợp vượt quá thẩm quyền thì trình cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và phải ra quyết định xử phạt trong 10 ngày làm việc. Trường hợp xét thấy chưa đủ cơ sở pháp lý ra quyết định xử phạt thì cần thiết phải xác minh, thì tiến hành xác minh tình tiết của vụ việc trước khi ra quyết định xử phạt.

  • Bước 3: Gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, Quyết định xử phạt phải được gửi cho cá nhân/tổ chức vi phạm hành chính; việc giao quyết định được thể hiện bằng văn bản theo mẫu giao trực tiếp in ở mặt sau của quyết định xử phạt. (Điều 70 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012)

  • Bước 4: Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Tổ chức, cá nhân vi phạm bị xử phạt phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt. Trường hợp quyết định xử phạt ghi thời hạn nhiều hơn 10 ngày, thì thực hiện theo thời hạn đó (Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012)

Trường hợp đã chấp hành một phần của quyết định là đã nộp tiền phạt nhưng không chấp hành biện pháp khắc phục hậu quả thì chủ thể vi phạm bị cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả. Trường hợp không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cả hai hình thức thì bị cưỡng chế cả hai là cưỡng chế tiền phạt và cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.

Thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm trật tự xây dựng đô thị

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã

Theo Điều 78 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được quy định như sau:

  • Cảnh cáo.
  • Phạt tiền đến 10.000.000 đồng.
  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng
  • Áp dụng một số biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường; Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

Theo Điều 79 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quy định như sau:

  • Cảnh cáo.
  • Phạt tiền đến 200.000.000 đồng.
  • Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
  • Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Theo Điều 80 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định như sau:

  • Cảnh cáo.
  • Phạt tiền: Đến 300.000.000 đồng đối với hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý, phát triển nhà; Đến 1.000.000.000 đồng đối với hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản.
  • Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
  • Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả

Tư vấn khi bị xử phạt về trật tự xây dựng đô thị

Tư vấn pháp lý khi bị xử phạt trật tự xây dựng đô thị

Tư vấn pháp lý khi bị xử phạt  trật tự xây dựng đô thị

  • Tư vấn khiếu nại đối với các trường hợp xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị sai.
  • Tư vấn các mức xử phạt hành chính đối với các sai phạm trong xây dựng.
  • Tư vấn cách áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, xin giảm mức phạt đối với các sai phạm.
  • Soạn đơn khiếu nại quyết định xử phạt về hành vi vi phạm trật tự xây dựng

>>> Tham khảo thêm về: Mẫu đơn khiếu nại quyết định hành chính

Khi xây dựng thì cần tuân thủ các quy định về trật tự xây dựng đô thị, trong trường hợp vi phạm pháp luật thì việc bị xử phạt hành chính là khó có thể tránh khỏi. Cần nắm rõ các quy định của pháp luật về quy trình xử lý hành vi vi phạm trật tự xây dựng đô thị để tránh các rủi ro không đáng có. Trường hợp quý khách có thắc mắc, tham khảo thêm, vui lòng liên hệ luật sư tư vấn luật xây dựng của Luật L24H qua Tổng đài tư vấn luật 24/24 1900633716 để được hỗ trợ giải đáp để bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân một cách tốt nhất. Xin cảm ơn.

Scores: 4.5 (46 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,919 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716