Quy định về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản là tỉ lệ phần trăm của phần tăng thêm so với phần vốn vay ban đầu. Không ít các trường hợp vay tài sản nhưng không trả hoặc chậm trả dẫn đến lãi suất tăng cao, nợ chồng nợ. Ngoài ra, có nhiều trường hợp con nợ ký vào hợp đồng vay tài sản mà không biết mức lãi suất mình phải trả đã vi phạm pháp luật. Vậy lãi suất trong hợp đồng vay tài sản được quy định như thế nào, bài viết này Luật L24H sẽ trả lời câu hỏi trên.
Lãi suất trong hợp đồng vay tài sản
Khái niệm hợp đồng vay tài sản
Theo Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Đặc điểm pháp lý của hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản có đặc điểm gì
- Xét theo nguyên tắc, hợp đồng vay tài sản là đơn vụ đối với những trường hợp vay không có lãi suất, bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay phải hoàn trả vật cùng loại tương ứng với số lượng, chất lượng của tài sản cho bên bay. Tuy nhiên đối với hợp đồng vay tài sản có lãi suất thì bên cho vay có nghĩa vụ chuyển tiền đúng thời hạn, nếu vi phạm phải chịu trách nhiệm dân sự.
- Hợp đồng vay là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù. Nếu hợp đồng vay có lãi suất là hợp đồng vay có đền bù, nếu hợp đồng vay không có lãi suất là hợp đồng không có đền bù.
- Hợp đồng vay là hợp đồng chuyển quyền sở hữu đối với tài sản từ bên cho vay sang bên vay, khi bên vay nhận tài sản. Vì vậy, bên vay có toàn quyền đối với tài sản vay, trừ trường hợp vay có điều kiện sử dụng
>>> Tham khảo thêm về: Tội cho vay nặng lãi
Lãi suất trong hợp đồng vay tài sản theo quy định của pháp luật
Theo Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản như sau:
- Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
- Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% của mức lãi suất 20%/năm tại thời điểm trả nợ.
>>> Tham khảo thêm về vụ việc: Giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản
Lãi suất khi đến hạn hợp đồng nhưng không trả
Hợp đồng vay có lãi
Theo khoản 5 Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất vay trong trường hợp vay có lãi nhưng khi đến hạn không trả như sau:
- Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất bằng 50% của mức lãi suất 20%/năm tại thời điểm trả nợ;
- Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
>>> Xem thêm về trường hợp: Cho người khác vay tiền lãi suất cao có kiện đòi được không
Hợp đồng vay không lãi
Theo khoản 4 Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất vay trong trường hợp vay không có lãi nhưng khi đến hạn không trả như sau:
Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất bằng 50% của mức lãi suất 20%/năm tại thời điểm trả nợ trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả,
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Luật sư tư vấn về hợp đồng dân sự cho vay mượn tiền, tài sản
Tư vấn các nội dung trong hợp đồng vay
- Tư vấn về lãi suất trong hợp đồng dân sự theo luật định
- Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vay tài sản
- Hỗ trợ soạn thảo các loại hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật
- Hướng dẫn xử lý khi một bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng dân sự
- Tư vấn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi một trong các bên vi phạm điều khoản trong hợp đồng
>>> Tham khảo về: Mẫu hợp đồng vay tiền cá nhân có hiệu lực pháp lý
Như vậy, trong trường hợp các bên ký vào hợp đồng vay tài sản thì lãi suất sẽ do các bên thỏa thuận. Tuy nhiên, lãi suất trong hợp đồng không được vượt quá tỷ lệ phần trăm mà pháp luật quy định. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm kiến thức về Luật cho vay tiền cá nhân – mức lãi suất tối đa cho phép trong hợp đồng vay tài sản để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần luật sư tư vấn pháp luật dân sự về vay mượn tiền, lãi suất, khởi kiện đòi nợ hãy liên hệ ngay Luật L24H qua số Hotline: 1900.633.716 để nhận được sự hỗ trợ miễn phí từ luật sư chuyên môn. Xin cảm ơn.