Quy định mức cấp dưỡng cho con người bị tai nạn giao thông

Mức cấp dưỡng cho con người bị tai nạn giao thông là việc mà người gây tai nạn phải thực hiện khi gây ra thiệt hại cho người bị tai nạn giao thông. Việc cấp dưỡng nuôi con nạn nhân là một phần để bồi thường những tổn thất cho người bị tai nạn giao thông thương tích nặng, mất sức lao động hoặc chết. Vậy người gây tai nạn giao thông có nghĩa vụ gì, luật bồi thường tai nạn giao thông chết người như thế nào, cấp dưỡng nuôi con người bị tai nạn giao thông như thế nào, cũng như mức trợ cấp là bao nhiêu tiền để giúp đỡ người thân nạn nhân thay mặt chăm sóc con của nạn nhân vượt qua mất mát, phát triển toàn diện. Bài tư vấn dưới đây của Luật L24H sẻ thông tin chi tiết cho Quý bạn đọc về các quy định của pháp luật liên quan đến mức cấp dưỡng cho con người bị tai nạn giao thông.

cấp dưỡng cho con người bị tai nạn giao thông

cấp dưỡng cho con người bị tai nạn giao thông

Khi nào phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con người bị tai nạn giao thông

Trừ trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại thì người gây tai nạn giao thông phải bồi thường thiệt hại khi thỏa mãn các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015:

  • Có thiệt hại thực tế xảy ra
  • Có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại
  • Có lỗi của người có hành vi
  • Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và hậu quả xảy ra

Theo đó thì khi đã thỏa mãn các điều kiện trên, người gây tai nạn giao thông phải bồi thường các thiệt hại do sức khỏe và tính mạng bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 và Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015 cho bên bị thiệt hại.

Cụ thể, người gây tai nạn giao thông có trách nhiệm bồi thường khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.

Vì vậy, người gây tai nạn giao thông phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con của người bị hại trong vụ tai nạn giao thông nếu người bị hại bị chết và là người có nghĩa vụ cấp dưỡng với con.

>>> Xem thêm: Khung hình phạt gây tai nạn giao thông chết người

Mức cấp dưỡng cho con người bị tai nạn giao thông

Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP về tiền cấp dưỡng cho những người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc nuôi dưỡng trước khi chết như sau:

Mức cấp dưỡng căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng, nhưng không thấp hơn 1 tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người được cấp dưỡng đang cư trú cho mỗi tháng.

Thời điểm cấp dưỡng sẽ được xác định kể từ thời điểm người bị thiệt mạng bị xâm phạm về sức khỏe.

Đối tượng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng nuôi con nạn nhân khi gây tai nạn giao thông chết người

  • Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên; nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha, mẹ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng;
  • Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình, mà cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng, là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

Như vậy, nếu con của người bị tai nạn giao thông là người chưa thành niên, thì người gây tai nạn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng đến khi con của người bị tai nạn đã thành niên.

Cấp dưỡng cho gia đình nạn nhân

Cấp dưỡng cho gia đình nạn nhân

Mức bồi thường cho người bị tai nạn giao thông

Bồi thường về vật chất

Người gây tai nạn giao thông phải bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm theo quy định Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm:

  • Tài sản bị hủy hoại hoặc hư hỏng
  • Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị hư hỏng
  • Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại
  • Thiệt hại khác do luật quy định

Bồi thường về tinh thần

Người gây tai nạn giao thông phải bồi thường các thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, tổn thất về tinh thần mà người bị tai nạn giao thông phải gánh chịu được quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015.

  • Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút cho người bị thiệt hại
  • Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại, nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại
  • Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị, nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại
  • Thiệt hại khác do luật quy định

Ngoài ra thì người chịu trách nhiệm bồi thường phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp về tinh thần sẽ được các bên cùng nhau thỏa thuận.

Không những vậy, người gây tai nạn giao thông sẽ phải bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm được quy định tại Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015:

  • Chi phí hợp lý cho việc mai táng
  • Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng
  • Thiệt hại khác do luật quy định

Thêm vào đó còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất, hoặc cho người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại. Mức bồi thường bù đắp tổn thất tinh thần sẽ do các bên thỏa thuận.

Hướng xử lý khi không được cấp dưỡng cho con người bị tai nạn giao thông đúng luật

Khi người gây thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng nhưng không cấp dưỡng cho con người bị tai nạn giao thông đúng luật thì đồng nghĩa với việc quyền và lợi ích hợp pháp của con người bị tai nạn đã bị xâm phạm. Lúc này, người bị xâm phạm tới quyền và lợi ích có thể khởi kiện ra Tòa, nếu người khởi kiện chưa thành niên, có thể nhờ người đại diện hợp pháp khởi kiện thay theo quy định tại Khoản 2 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Tư vấn mức cấp dưỡng, bồi thường nuôi con người chết do tai nạn giao thông

Chi phí bồi thường thiệt hại tai nạn giao thông

Tư vấn bồi thường tai nạn giao thông

  • Soạn thảo hồ sơ cho việc cấp dưỡng nuôi con, bồi thường thiệt hại
  • Tư vấn các quy định của pháp luật về cấp dưỡng nuôi con người bị tai nạn
  • Tư vấn các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn
  • Nhận ủy quyền của khách hàng làm việc với các cơ quan có thẩm quyền
  • Nhận ủy quyền của khách hàng khởi kiện khi bên gây tai nạn không cấp dưỡng

>>> Xem thêm: Giải quyết tai nạn giao thông chết người

Như vậy, khi gây tai nạn giao thông nếu không chứng minh được đó là sự kiện bất khả kháng hay do lỗi hoàn toàn của bên bị thiệt hại thì người gây tai nạn phải bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn đồng thời phải cấp dưỡng cho con người bị tai nạn. Các vấn đề liên quan đã được Luật 24H tổng hợp ở trên. Nếu Quý khách hàng có câu hỏi hay vấn đề cần giải quyết liên quan đến việc cấp dưỡng, luật đền bù trong tai nạn giao thông, cần luật sư tư vấn, Quý khách hàng vui lòng liên hệ tới số hotline: 1900.633.716 để được hỗ trợ tư vấn trực tuyến miễn phí.

Scores: 4.8 (34 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,914 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716