Phương thức đóng BHYT cho người lao động nước ngoài như thế nào?

Phương thức đóng bảo hiểm y tế cho người lao động nước ngoài như thế nào là vấn đề thường gặp trong các doanh nghiệp có người lao động nước ngoài. Hiện nay, theo quy định pháp luật thì người sử dụng lao động cần phải tham gia bảo hiểm y tế cho người lao động nước ngoài khi đáp ứng đủ các điều kiện tham gia bảo hiểm y tế. Do đó, để tìm hiểu rõ vấn đề trên hơn thì sau đây Luật L24H xin cung cấp các nội dung có liên quan đến cách đóng bảo hiểm cho người lao động nước ngoài.

đóng bảo hiểm y tế cho người lao động nước ngoài

Bảo hiểm y tế cho người lao động nước ngoài

Bảo hiểm y tế cho người lao động nước ngoài theo quy định pháp luật

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì Luật Bảo hiểm y tế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có liên quan đến bảo hiểm y tế.

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì người lao động phải tham gia bảo hiểm y tế bao gồm:

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động)

Do đó, theo quy định trên người lao động  nước ngoài cũng phải tham gia bảo hiểm y tế khi làm việc tại Việt Nam nếu người lao động nước ngoài đó làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn hoặc hoặc đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên hoặc là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương.

Mức đóng bảo hiểm y tế cho người lao động nước ngoài

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì mức đóng bảo hiểm y tế cho người lao động nước ngoài cụ thể như sau:

  • Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động;
  • Trường hợp người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế;
  • Trường hợp người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh;

Đối với trường hợp người lao động nước ngoài làm việc nhiều nơi khác nhau có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.

Phương thức đóng bảo hiểm y tế cho người lao động nước ngoài

  • Hàng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế cho người lao động và trích tiền đóng bảo hiểm y tế từ tiền lương của người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm y tế.
  • Đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp không trả lương theo tháng thì định kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng một lần, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế cho người lao động và trích tiền đóng bảo hiểm y tế từ tiền lương của người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm y tế.

Cơ sở pháp lý: khoản 1, 2 Điều 15 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014.

Mức hưởng BHYT cho người lao động nước ngoài

Mức hưởng bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh

Mức hưởng bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh

Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

  • 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh;
  • Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.

Trường hợp người lao động nước ngoài có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định pháp luật theo tỷ lệ như sau:

  • Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
  • Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
  • Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

Cơ sở pháp lý: điểm đ khoản 1; khoản 2; khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014).

Thủ tục đăng ký bảo hiểm y tế cho người lao động nước ngoài

Thủ tục đăng ký bảo hiểm y tế cho người lao động

Thủ tục đăng ký bảo hiểm y tế cho người lao động

Hồ sơ cần chuẩn bị

Đối với người lao động đang làm việc tại đơn vị:

  • Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
  • Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.

Đơn vị:

  • Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).
  • Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS).
  • Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Cơ sở pháp lý: Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH về thu BHXH, BHYT, BHTN; quản lý Sổ BHXH, Thẻ BHYT của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành ngày 14 tháng 4 năm 2017.

Trình tự thực hiện đóng bảo hiểm y tế

  • Người đăng ký nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện
  • Cơ quan BHYT huyện giải quyết hồ sơ;
  • Cơ quan BHXH huyện cấp 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Cơ sở pháp lý: khoản 6 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH sửa đổi Quy trình thu bảo hiểm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành ngày 27 tháng 3 năm 2020.

Tư vấn về phương thức đóng bảo hiểm y tế cho người lao động nước ngoài

  • Tư vấn về trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động người lao động nước ngoài;
  • Luật sư tư vấn thủ tục đóng bảo hiểm y tế cho người lao động nước ngoài;
  • Luật sư hỗ trợ soạn thảo hồ sơ đăng ký bảo hiểm y tế cho người lao động nước ngoài;
  • Luật sư giải đáp các thắc mắc liên quan đến bảo hiểm y tế cho người lao động nước ngoài;
  • Luật sư tư vấn quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia bảo hiểm y tế.

Hiện nay, việc tham gia bảo hiểm y tế được áp dụng cho cả người lao động nói chung bao gồm cả người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật. Nếu trong quá trình tìm hiểu còn có vấn đề cần giải đáp và cần luật sư tư vấn luật lao động chi tiết về vấn đề trên, Quý bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp đến số điện thoại 1900.633.716 để được luật sư hỗ trợ tư vấn trực tuyến miễn phí.

Scores: 4.6 (14 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,919 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716