Phân biệt giữa vi bằng và văn bản công chứng [giống & khác]

Phân biệt giữa vi bằng và văn bản công chứng để giúp cho Quý khách hàng có thể hiểu được giá trị pháp lý của từng loại văn bản. Từ đó, chúng ta có thể mua bán nhà hay mua nhà đất hoặc chuyển nhượng bất động sản nào đó từ những khác biệt trên để giúp chúng ta tránh những rủi ro không đáng có. Như vậy, tôi xin giải đáp sự giống nhau và sự khác nhau đối với từng văn bản trên và cũng như những thắc mắc liên quan có trong bài viết dưới đây.

Phân biệt giữa vi bằng và văn bản công chứng

Phân biệt giữa vi bằng và văn bản công chứng

Vi bằng là gì?

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này (Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP).

Cũng tại khoản 1 Điều 40 Nghị định 08/2020/NĐ-CP này, Chính phủ quy định vi bằng được lập bằng tiếng Việt, gồm các nội dung sau đây:

  • Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;
  • Địa điểm, thời gian lập vi bằng;
  • Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng;
  • Họ, tên người tham gia khác (nếu có);
  • Nội dung yêu cầu lập vi bằng; nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;
  • Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;
  • Chữ ký của Thừa phát lại, dấu Văn phòng Thừa phát lại, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người yêu cầu, người tham gia khác (nếu có) và người có hành vi bị lập vi bằng (nếu họ có yêu cầu).

Vi bằng có từ 02 trang trở lên thì từng trang phải được đánh số thứ tự; vi bằng có từ 02 tờ trở lên phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ; số lượng bản chính của mỗi vi bằng do các bên tự thỏa thuận.

>>>Xem thêm: Vi bằng là gì?

Văn bản công chứng là gì?

Văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định.

>>>Xem thêm: Công chứng vi bằng là gì?

Cơ sở pháp lý: khoản 4 Điều 2 Luật Công chứng 2014

Phân biệt giữa vi bằng và văn bản công chứng

Sự giống nhau

  • Khi tranh chấp tại Tòa, cả hai đều có giá trị là chứng cứ cho một sự kiện, giao dịch nào đó.
  • Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đều ở Toà án

Điểm giống và khác nhau giữa vi bằng và văn bản công chứng

Điểm giống và khác nhau giữa vi bằng và văn bản công chứng

Sự khác nhau

Tiêu chí Vi bằng Văn bản công chứng
Cơ sở pháp lý Nghị định 08/2020/NĐ-CP

 

Luật Công chứng 2014

 

Khái niệm Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định.

 

Văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định.

 

Cơ quan thực hiện thủ tục Thừa phát lại Công chứng viên
Phạm vi thực hiện ●      Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác

●      Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

 

Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.
Giá trị pháp lý Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
Chi phí thực hiện thủ tục ●      Chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án do người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận theo công việc thực hiện hoặc theo giờ làm việc.

●      Văn phòng Thừa phát lại quy định và phải niêm yết công khai chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án, trong đó xác định rõ mức tối đa, mức tối thiểu, nguyên tắc tính.

●      Trong trường hợp Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành án mà phải tiến hành xác minh thì chi phí xác minh do Thừa phát lại và người yêu cầu thỏa thuận theo quy định hoặc được tính vào chi phí thi hành án dân sự theo quy định.

 

Lưu ý: Trên cơ sở chi phí đã niêm yết, người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại có thể thỏa thuận thêm về chi phí thực hiện theo công việc hoặc theo giờ làm việc và các khoản chi phí thực tế phát sinh bao gồm: Chi phí đi lại; phí dịch vụ cho các cơ quan cung cấp thông tin; chi phí cho người làm chứng, người tham gia hoặc chi phí khác (nếu có).

 

Phí công chứng bao gồm phí công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, phí lưu giữ di chúc, phí cấp bản sao văn bản công chứng.

Người yêu cầu công chứng phải trả thù lao khi yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ, văn bản và các việc khác liên quan đến việc công chứng.

Trường hợp người yêu cầu công chứng đề nghị xác minh, giám định hoặc thực hiện công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng thì người yêu cầu công chứng phải trả chi phí để thực hiện việc đó.

 

Lưu ý: Mức chi phí do người yêu cầu công chứng và tổ chức hành nghề công chứng thỏa thuận. Tổ chức hành nghề công chứng không được thu chi phí cao hơn mức chi phí đã thỏa thuận.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp vi bằng hoặc văn bản công chứng

Theo quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp ở vi bằng như sau:

  • Các tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng liên quan đến việc thực hiện công việc của Thừa phát lại do cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật dân sự và tố tụng dân sự.
  • Đối với các tranh chấp về việc lập vi bằng thì các bên có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.

Còn ở văn bản công chứng:

  • Trong trường hợp giữa người yêu cầu công chứng và công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng có tranh chấp liên quan đến hoạt động hành nghề công chứng thì các bên có quyền khởi kiện vụ việc ra Tòa án để giải quyết tranh chấp đó.

Như vậy, điểm chung của cả hai là thẩm quyền giải quyết tranh chấp bằng Toà án

Cơ sở pháp lý: Điều 72 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại; Điều 76 Luật Công chứng 2014.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp vi bằng hoặc văn bản công chứng

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp vi bằng hoặc văn bản công chứng

Lập vi bằng có thay văn bản công chứng được không?

Như đã phân tích như trên, vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc. Đồng thời, văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định như hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.

Đồng thời, hiện nay theo quy định pháp luật thì việc ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu là một trong những trường hợp không được lập vi bằng.

Đặc biệt, vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác. Do đó vi bằng không thể thay thế văn bản công chứng được

Cơ sở pháp lý: Điều 36, khoản 5 Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại; khoản 4 Điều 2 Luật Công chứng 2014

Tư vấn về việc lập vi bằng hoặc công chứng văn bản

  • Tư vấn trình tự thủ tục lập vi bằng hoặc công chứng văn bản theo đúng pháp luật hiện hành;
  • Tư vấn các trường hợp không được lập vi bằng hoặc không được công chứng;
  • Tư vấn về giá trị pháp lý của vi bằng và văn bản được công chứng;
  • Tư vấn tranh chấp mua nhà bằng vi bằng hoặc văn bản viết tay được công chứng;
  • Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị hồ sơ có liên quan để tiến hành thủ tục lập vi bằng hoặc công chứng;
  • Đại diện khách hàng tham gia tranh tụng tại tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng khi được ủy quyền liên quan đến các vấn đề tranh chấp phát sinh liên quan.

Qua đó, có thể hiểu rằng vi bằng và văn bản công chứng là những chứng cứ có giá trị về mặt pháp lý khi đưa ra để xét xử tại toà nếu có tranh chấp. Trong trường hợp gặp phải những khó khăn ấy, Luật L24H của chúng tôi xin cung cấp những dịch vụ liên quan và hỗ trợ các vấn đề pháp lý, tư vấn luật hành chính thông qua số HOTLINE 1900.633.716 để đồng hành với Quý khách hàng tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn!

Scores: 4.7 (22 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,789 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716