Ở trọ nhưng không ký hợp đồng thuê trọ có phạm pháp không?

Ở trọ nhưng không ký hợp đồng thuê trọ có phạm pháp không là thắc mắc chung của người thuê trọ lẫn người cho thuê trọ vì nó có ảnh hưởng nhất định đến quyền lợi của hai bên. Bài viết dưới đây sẽ giúp quý đọc giả nhận biết được khi một người ở trọ nhưng không ký hợp đồng thuê trọ thì có phạm pháp không và một số quy định pháp luật khác có điều chỉnh đến hợp đồng thuê trọ.

>>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký tạm trú cho người thuê nhà trọ

Ở trọ nhưng không ký hợp đồng thuê trọ

Ở trọ nhưng không ký hợp đồng thuê trọ

Hợp đồng thuê trọ theo quy định pháp luật

Xét về bản chất thì nhà trọ cũng giống như nhà ở và đây cũng là tài sản của người cho thuê. Dựa theo quy định tại Điều 472 Bộ luật dân sự 2015 thì có thể xem hợp đồng thuê trọ cũng có tính chất tương tự như hợp đồng thuê tài sản trong pháp luật dân sự. Theo đó, hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê. Ngoài ra, Điều 121 Luật Nhà ở năm 2014 ghi nhận hợp đồng về nhà ở phải được lập thành văn bản, còn nội dung của hợp đồng có thể căn cứ theo quy định tại Điều 121 Luật Nhà ở năm 2014 về hợp đồng về nhà ở.

Như vậy, có thể hiểu đơn giản hợp đồng thuê trọ là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa bên thuê và bên cho thuê trọ, theo đó bên cho thuê giao nhà trọ cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.

>>>xem thêm: Mẫu hợp đồng thuê nhà, cho thuê nhà chuẩn nhất năm 2023

Đang thuê nhưng không ký hợp đồng thuê trọ có vi phạm pháp luật không?

Như đã phân tích phía trên, quy định tại Điều 121 Luật Nhà ở 2014, khi bên thuê trọ muốn thuê trọ theo mong muốn của mình thì phải lập hợp đồng thuê trọ với bên cho thuê, theo đó các bên thỏa thuận và phải lập thành văn bản có các nội dung được quy định như trên. Vì vậy, trường hợp thuê trọ nhưng không ký hợp đồng thuê trọ là không đúng quy định pháp luật. Việc sử dụng tài sản của người khác nhưng không có sự đồng ý của chủ tài sản là hành vi sử dụng tài sản trái pháp luật.

Hệ quả pháp lý khi ở trọ nhưng không ký hợp đồng thuê trọ

Giao dịch thuê trọ có bị vô hiệu không?

Trong trường hợp việc thuê nhà không được lập thành văn bản đã là không đúng theo quy định của hợp đồng thuê tài sản và vi phạm về tính có hiệu lực của hợp đồng. Theo đó, nếu hợp đồng không được thành lập bằng văn bản sẽ trở nên vô hiệu theo quy định tại Điều 129 Bộ luật Dân sự năm 2015. Hệ quả pháp lý của giao dịch thuê trọ bị vô hiệu có thể căn cứ theo Điều 131 Bộ luật Dân sự năm 2015, giữa hai bên không có sự ràng buộc pháp lý nên việc ở trọ của người thuê không có căn cứ để được pháp luật bảo vệ. Lúc này, người cho thuê có thể đòi lại trọ bất cứ lúc nào vì một trong những hệ quả của giao dịch dân sự vô hiệu là các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

>>> Xem thêm: Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự

Hệ quả pháp lý của việc không ký hợp đồng thuê trọ

Hệ quả pháp lý của việc không ký hợp đồng thuê trọ

Bên thuê có lấy lại được tiền đặt cọc không ?

Đặt cọc là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định theo điểm c khoản 1 Điều 328 Bộ luật dân sự năm 2015. Theo đó, đặt cọc là việc bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.

Hợp đồng đặt cọc nhằm đảo bảo thực hiện nghĩa vụ giao kết và thực hiện hợp đồng nên khi hợp đồng thuê trọ bị vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, bên cho thuê sẽ trả lại số tiền đặt cọc cho bên thuê và bên thuê sẽ trả lại nhà cho bên cho thuê.

Những lưu ý khi ký hợp đồng thuê trọ

Cả bên thuê lẫn bên cho thuê cần lưu ý một số vấn đề sau đây khi ký hợp đồng thuê trọ:

  • Hợp đồng thuê trọ phải được lập thành văn bản.
  • Nội dung của hợp đồng thuê trọ có thể căn cứ theo quy định tại Điều 121 Luật Nhà ở năm 2014 về hợp đồng về nhà ở.
  • Nên ghi các điều khoản có liên quan trách nhiệm sửa chữa, điều chỉnh giá thuê, yêu cầu bồi thường,… ngay bên trong hợp đồng nhằm tránh phát sinh những rủi ro không đáng có.
  • Khi lập hợp đồng thuê, bên thuê cần yêu cầu bên cho thuê cung cấp cho bên thuê một số giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở nhằm đảm bảo an toàn cho mình.
  • Tuy pháp luật không yêu cầu hợp đồng thuê trọ phải công chứng, chứng thực hợp đồng. Tuy nhiên trên thực tế; các bên nên và cần thực hiện công chứng, chứng thực để tăng tính pháp lý và ràng buộc giữa các bên.

Luật sư tư vấn một số lưu ý khi ký hợp đồng thuê trọ

Luật sư tư vấn một số lưu ý khi ký hợp đồng thuê trọ

Tư vấn về việc thuê và cho thuê nhà ở

Hiện nay, không ít người lựa chọn thuê trọ vì tính tiện lợi, tiết kiệm chi phí mà nó mang lại, đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên. Khi tiến hành ký hợp đồng thuê trọ người thuê cần lưu một số vấn đề nêu trên để tránh ảnh hưởng đến quyền lợi của mình. Nếu có khó khăn hoặc thắc mắc gì về vấn đề trên, hãy vui lòng liên hệ đến hotline 1900.633.716 hoặc email [email protected] để được các luật sư dân sự tư vấn kỹ hơn. Xin cảm ơn.

Scores: 4.6 (44 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,813 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716