Những thay đổi về quyền tác giả trong Luật Sở hữu trí tuệ mới nhất

Những thay đổi về quyền tác giả trong Luật Sở hữu trí tuệ mới nhất không những giúp hoàn thiện toàn bộ nội dung luật nói chung và các quy định về quyền tác giả nói riêng. Bên cạnh đó, những sửa đổi, bổ sung này còn giúp cho quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ phù hợp hơn với xu hướng thay đổi thực tế, giúp mọi người có thể dễ dàng tiếp cận và áp dụng pháp luật vào thực tiễn.

Những thay đổi về quyền tác giả trong Luật Sở hữu trí tuệ

Những thay đổi về quyền tác giả trong Luật Sở hữu trí tuệ 2023

Quyền tác giả trong Luật Sở hữu trí tuệ

Theo quy định tại điều 18 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, quyền tác giả trong Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm:

Quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại Luật này bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.

Kế thừa các quy định trong các văn bản ban hành trước, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 ban hành ngày 16/6/2022 (sau đây gọi tắt là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ 2022) cũng quy định quyền tác giả trong Luật Sở hữu trí tuệ theo hướng quyền nhân thân và quyền tài sản.

Quyền nhân thân

Theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ 2022 sửa đổi, bổ sung điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, quyền nhân thân bao gồm các quyền sau:

  • Đặt tên cho tác phẩm.

Tác giả có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này;

  • Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
  • Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
  • Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Như vậy, quyền nhân thân của tác giả có thể hiểu là những quyền để tác giả được nhân danh chính mình trong các hoạt động đối với tác phẩm của mình như quyền đặt tên cho tác phẩm, sử dụng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, công bố tác phẩm và bảo vệ tác phẩm trong trường hợp cần thiết.

Quyền tài sản

Theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ 2022 sửa đổi, bổ sung điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019,  quyền tài sản bao gồm:

  • Làm tác phẩm phái sinh;
  • Biểu diễn tác phẩm trước công chúng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào tại địa điểm mà công chúng có thể tiếp cận được nhưng công chúng không thể tự do lựa chọn thời gian và từng phần tác phẩm;
  • Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
  • Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng thông qua bán hoặc hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản gốc, bản sao tác phẩm dưới dạng hữu hình, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
  • Phát sóng, truyền đạt đến công chúng tác phẩm bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác, bao gồm cả việc cung cấp tác phẩm đến công chúng theo cách mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do họ lựa chọn;
  • Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính, trừ trường hợp chương trình máy tính đó không phải là đối tượng chính của việc cho thuê.

Như vậy, quyền tài sản của tác giả đối với tác phẩm có thể hiểu là những quyền tạo ra giá trị khác liên quan đến tác phẩm gốc ban đầu như quyền làm tác phẩm phái sinh, biểu diễn, phát sóng, cho thuê… Những hoạt động này không những đem lại lợi ích về mặt tài chính cho tác giả mà còn góp phần khiến tác phẩm trở nên phổ biến, tiếp cận được đến nhiều khán giả hơn.

Những thay đổi về quyền tác giả trong Luật Sở hữu trí tuệ mới nhất

So với các văn bản đã ban hành trước đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ 2022 đã có những nội dung thay đổi về quyền tác giả như sau:

Định nghĩa tác giả, quyền tác giả

Theo quy định tại điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, định nghĩa về tác giả và quyền tác giả không được quy định trực tiếp trong luật mà được hướng dẫn tại khoản 1, khoản 2 điều 6 Nghị định 22/2018/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 23 tháng 02 năm 2018 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan, khái niệm tác giả và đồng tác giả được quy định như sau:

  • Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.
  • Đồng tác giả là những tác giả cùng trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ 2022 sửa đổi, bổ sung điều 12 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 quy định về nội dung này như sau:

  • Tác giả là người trực tiếp sáng tạo tác phẩm. Trường hợp có từ hai người trở lên cùng trực tiếp sáng tạo tác phẩm với chủ ý là sự đóng góp của họ được kết hợp thành một tổng thể hoàn chỉnh thì những người đó là các đồng tác giả.
  • Người hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo tác phẩm không phải là tác giả, đồng tác giả.
  • Việc thực hiện quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm có đồng tác giả phải có sự thỏa thuận của các đồng tác giả, trừ trường hợp tác phẩm có phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập mà không làm phương hại đến phần của các đồng tác giả khác hoặc luật khác có quy định khác.

Như vậy, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ 2022 đã bổ sung khái niệm về tác giả, đồng tác giả. Điều này góp phần hạn chế những tranh chấp có thể phát sinh, giúp bảo vệ quyền lợi cho các đồng tác giả trong trường hợp xảy ra tranh chấp một cách hiệu quả hơn. Đây là nội dung sửa đổi, bổ sung quan trọng và hữu hiệu vì trên thực tế có rất nhiều tranh chấp xảy ra khi tác phẩm được sáng tác ra không chỉ bởi một người duy nhất mà do nhiều người cùng góp phần tạo ra tác phẩm hoàn chỉnh.

thay đổi về quyền tác giả trong Luật Sở hữu trí tuệ

Những thay đổi về quyền tác giả trong Luật Sở hữu trí tuệ

Sửa đổi và bổ sung quy định quyền nhân thân, quyền tài sản

Theo quy định tại điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, quyền nhân thân của tác giả bao gồm những nội dung sau:

  • Đặt tên cho tác phẩm;
  • Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
  • Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
  • Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ 2022 sửa đổi, bổ sung điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 đã có sự bổ sung về nội dung đặt tên cho tác phẩm, cụ thể:

Tác giả có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này;

Có thể thấy, nếu Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 chỉ quy định tác giả có quyền chuyển nhượng quyền công bố tác phẩm thì tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ 2022 đã quy định tác giả có thêm quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhân.

Bên cạnh việc bổ sung quyền nhân thân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ 2022 còn bổ sung một số nội dung về quyền tài sản, cụ thể:

Theo quy định tại khoản 1, điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, quyền tài sản bao gồm:

  • Làm tác phẩm phái sinh;
  • Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
  • Sao chép tác phẩm;
  • Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
  • Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
  • Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Nội dung về sửa đổi, bổ sung về quyền tài sản được quy định tại khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ 2022 sửa đổi, bổ sung điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 như sau:

  • Làm tác phẩm phái sinh;
  • Biểu diễn tác phẩm trước công chúng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào tại địa điểm mà công chúng có thể tiếp cận được nhưng công chúng không thể tự do lựa chọn thời gian và từng phần tác phẩm;
  • Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
  • Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng thông qua bán hoặc hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản gốc, bản sao tác phẩm dưới dạng hữu hình, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
  • Phát sóng, truyền đạt đến công chúng tác phẩm bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác, bao gồm cả việc cung cấp tác phẩm đến công chúng theo cách mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do họ lựa chọn;
  • Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính, trừ trường hợp chương trình máy tính đó không phải là đối tượng chính của việc cho thuê.

Như vậy, cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật hiện đại, việc đưa tác phẩm đến với công chúng cũng trở nên dễ dàng hơn thông qua nhiều hình thức. Nắm bắt được tình hình đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ 2022 đã bổ sung quy định về quyền tài sản một cách chi tiết và cụ thể hơn để đảm bảo được quyền và lợi ích của tác giả một cách tốt nhất.

Bảo vệ quyền tác giả trong Luật Sở hữu trí tuệ

 Bảo vệ quyền tác giả trong Luật Sở hữu trí tuệ

Các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm đến quyền tác giả

Ngoài việc sửa đổi, bổ sung các quy định về quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ 2022 còn quy định thêm trường hợp chủ sở hữu quyền tác giả không có quyền ngăn cấm tổ chức, cá nhân khác thực hiện một số hành vi, cụ thể:

Theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ 2022 sửa đổi, bổ sung điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, chủ sở hữu quyền tác giả không có quyền ngăn cấm tổ chức, cá nhân khác thực hiện các hành vi sau đây:

  • Sao chép tác phẩm chỉ để thực hiện các quyền khác theo quy định của Luật này; sao chép tạm thời theo một quy trình công nghệ, trong quá trình hoạt động của các thiết bị để truyền phát trong một mạng lưới giữa các bên thứ ba thông qua trung gian hoặc sử dụng hợp pháp tác phẩm, không có mục đích kinh tế độc lập và bản sao bị tự động xóa bỏ, không có khả năng phục hồi lại;
  • Phân phối lần tiếp theo, nhập khẩu để phân phối đối với bản gốc, bản sao tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc cho phép thực hiện việc phân phối.

Theo đó, việc bổ sung quy định này giúp tác giả và những chủ thể khác có liên quan trong quá trình sử dụng tác phẩm có thể xác định phạm vi quyền và lợi ích hợp pháp của mình, hạn chế tình trạng xảy ra tranh chấp.

Quyền tác giả được đăng ký đối với những đối tượng nào?

Theo quy định tại khoản 1 điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022, những loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:

  • Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
  • Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
  • Tác phẩm báo chí;
  • Tác phẩm âm nhạc;
  • Tác phẩm sân khấu;
  • Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
  • Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
  • Tác phẩm nhiếp ảnh;
  • Tác phẩm kiến trúc;
  • Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
  • Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
  • Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

Như vậy, tác giả khi sáng tạo ra tác phẩm thuộc một trong các loại hình được liệt kê ở trên mới được bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật hiện hành. Tác giả cần lưu ý để tránh trường hợp sáng tạo ra tác phẩm nhưng không thuộc đối tượng được bảo hộ theo quy định, điều này dẫn đến các rủi ro về tranh chấp phát sinh khi tác phẩm không được bảo hộ.

Tư vấn đăng ký quyền tác giả

  • Tư vấn về các loại hình tác phẩm được bảo hộ
  • Tư vấn về vấn đề đăng ký quyền tác giả theo Luật Sở hữu trí tuệ.
  • Tư vấn về quyền tác giả trong Luật Sở hữu trí tuệ
  • Tư vấn về các trường hợp ngoại lệ không làm xâm phạm đến quyền tác giả;
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp nhãn hiệu, thương hiệu.

>>> Xem thêm: Thời hạn giám định tư pháp về quyền tác giả là bao lâu

Trên đây là nội dung tư vấn giải đáp về những thay đổi về quyền tác giả trong Luật Sở hữu trí tuệ mới nhất, quyền nhân thân, quyền tài sản của tác giả đối với tác phẩm, các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm đến quyền tác giả, những đối tượng được đăng ký quyền tác giả. Quý khách hàng nếu có nhu cầu cần luật sư tư vấn luật sở hữu trí tuệ chuyên sâu, cụ thể xin vui lòng liên hệ chúng tôi qua số hotline 1900.633.716 để được tư vấn kỹ hơn.

Scores: 4.8 (30 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,819 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716