Rủi ro khi đứng tên mua xe trả góp cho người khác bắt nguồn từ những người thân quen, xuất phát từ các mối quan hệ thân thiết mà có thể tin tưởng được lẫn nhau. Bên cạnh đó, người đứng tên mua xe trả góp dùm người khác vẫn có thể có những rủi ro không đáng có. Vậy, đứng tên mua xe trả góp cho người khác có được không, phải chịu những rủi ro gì. Cùng theo dõi bài viết sau đây!
Những rủi ro khi đứng tên mua xe cho người khác
Thế nào là mua xe trả góp?
Mua xe trả góp là hình thức mua xe mà bạn không phải cần thanh toán hết số tiền giá trị của xe mà có thể chia nhỏ và đóng số tiền còn lại và trả đều theo từng kỳ hạn: theo tháng, theo tuần, có thể là 3 tháng, 9 tháng hoặc 12 tháng tùy theo sự thỏa thuận của các bên.
Để mang lại lợi ích cho đôi bên và nhằm kích cầu tiêu dùng, đại lý xe sẽ liên kết với ngân hàng, công ty tài chính để cho khách hàng mua xe trả góp với lãi suất 0%, rất thấp hoặc do các bên có thỏa thuận.
Các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua. Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Bên mua có quyền sử dụng tài sản mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Do đó, bản chất của mua xe trả góp là người mua có thể trả trước một phần số tiền nhất định, sau đó sẽ thanh toán các số tiền còn lại theo kỳ hạn cả gốc lẫn lãi(nếu có).
Cơ sở pháp lý: Điều 453 Bộ luật dân sự 2015
Đứng tên mua xe trả góp phải chịu những rủi ro gì?
Một vài trường hợp không có đủ điều kiện để mua xe trả góp, song họ nhờ người thân thích, quen biết xung quanh để đứng tên mua xe. Việc đứng tên mua xe trả góp cho người khác nếu không tìm hiểu pháp luật rõ ràng, thiếu kiến thức pháp luật và chỉ suy nghĩ đơn giản rằng là mình chỉ đứng tên thôi, còn chuyện mua bán là do người nhờ đứng tên. Thực tế theo quy định của pháp luật sư sau:
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng.
Trường hợp các bên chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản thì thời hạn thanh toán tiền cũng được xác định tương ứng với thời hạn giao tài sản. Nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản và thời hạn thanh toán tiền thì bên mua phải thanh toán tiền tại thời điểm nhận tài sản.
Trường hợp bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này.
Do đó, người đứng tên mua xe trả góp phải có trách nhiệm thực hiện hợp đồng, sẽ phải có nghĩa vụ trả tiền mua góp theo kỳ hạn như hợp đồng đã nêu. phải tuân thủ các điều khoản do người đứng tên mua xe và đại lý bán xe đã ký kết.
Và có thể phải chịu những rủi ro phải chịu như sau:
- Bị lừa đứng tên trả góp hộ và sau đó trở thành bên phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản vay của công ty tài chính.
- Ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng của bản thân, nếu bị vướng vào nợ xấu thì sau này khó khăn trong việc vay tiền của ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác.
- Phải chịu những điều khoản và trách nhiệm thực hiện hợp đồng nếu hợp đồng đã được ký kết và có hiệu lực
- không được sở hữu chiếc xe và giấy tờ xe không đứng tên mình, khi mua trả góp với tên mình thì chiếc xe này bạn sẽ phải thanh toán, sau khi mua xe chiếc xe sẽ được giao cho người thân của khác sử dụng, bạn đang gánh 1 khoản nợ và không giữ bất cứ tài sản, giấy tờ gì trong tay, vì vậy rủi ro pháp lý với trường hợp của bạn là rất cao nếu người thân của bạn lại có hành vi làm hư hại tài sản hoặc đem tài sản đi cầm cố bất hợp pháp và không trả tiền góp mỗi tháng
Căn cứ pháp lý: Điều 385, Điều 440 Bộ luật dân sự 2015
Đứng tên mua xe trả góp cho người khác
Làm thế nào để hạn chế rủi ro
- Phải tạo lập hợp đồng rõ ràng về nội dung và quy định giữa người đứng tên mua xe dùm và người nhờ đứng tên theo thoả thuận của đôi bên. Việc lập hợp đồng để ràng buộc về mặt pháp lý, pháp luật sẽ bảo vệ quyền và lợi ích của đôi bên
- Không nên đứng tên mua xe trả góp cho người có các trường hợp sau: đang nợ xấu, không có việc làm ổn định, không có thu nhập hàng tháng để trả tiền xe. Vậy nên bạn hãy từ chối nhận đứng tên mua xe trả góp dùm người đó.
- Hãy làm giấy tờ xe đứng tên bạn, sau đó trả hết khoản tiền góp theo kỳ hạn thì bạn có thể sang tên lại cho người nhờ mua xe để hạn chế những rủi ro sẽ xảy ra.
Người được trả góp giúp bỏ trốn cần làm gì?
Nếu có dấu hiệu bỏ trốn, trốn tránh nghĩa vụ trả nợ thì có thể bị xử lý theo pháp luật hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
Nếu bạn gặp các trường hợp này thì hãy thực hiện tố giác tội phạm đến cơ quan có thẩm quyền. Theo quy định pháp luật thì:
- Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
- Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.
- Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
- Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.
- Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Do đó, nếu bạn bị các trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì hãy làm đơn tố giác đến cơ quan điều tra thuộc cấp quận, huyện, thị xã, viện kiểm sát các cấp; Tòa án hoặc các cơ quan khác tại nơi phát hiện tội phạm, xảy ra tội phạm hoặc nơi cư trú của người có hành vi phạm tội
Cơ sở pháp lý: Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự 2015
Người được trả góp giúp bỏ trốn
Tư vấn về việc đứng tên mua xe trả góp cho người khác theo đúng luật
- Tư vấn về các quy định về việc mua xe trả góp đúng theo quy định của pháp luật
- Tư vấn chuyên sâu về rủi ro pháp lý khi đứng tên mua xe trả góp cho người khác
- Hướng dẫn giải quyết các vấn đề về mua xe trả góp;
- Tư vấn hướng xử lý khi người nhờ đứng tên hợp đồng bỏ trốn;
- Soạn thảo, đại diện bảo vệ quyền lợi cho khách hàng;
- Cung cấp, hỗ trợ các vấn đề pháp lý có liên quan
Qua bài viết trên, có thể hiểu thấy rằng việc đứng tên mua xe trả góp cho người khác sẽ có những rủi ro nhất định. Quý khách hàng phải thật sáng suốt và tỉnh táo để đưa ra quyết định rằng có nên đứng tên hay không. Luật L24H đã đưa ra một vài nội dung cơ bản về vấn đề này, nếu Quý khách có thắc mắc xin vui lòng liên hệ đến tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí với HOTLINE: HOTLINE 1900.633.716 để được tư vấn. Xin cảm ơn!