Những hành vi bị cấm trong đầu tư xây dựng và kinh doanh sân Golf

Những hành vi bị cấm trong đầu tư xây dựng và kinh doanh sân Golf (Gôn) là những hành vi được pháp luật quy định nhằm hạn chế những thiệt hại cũng như tránh xâm phạm bao gồm đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội. Ngoài ra, các văn bản hướng dẫn, nghị định chính phủ sẽ một phần giải thích về đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn để các nhà đầu tư nắm rõ thực hiện đúng pháp luật ban hành. Sau đây, xin mời Quý bạn đọc theo dõi bài viết này.

Hành vi bị cấm trong đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn

Hành vi bị cấm trong đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn

Quy định về hoạt động đầu tư xây dựng, kinh doanh sân gôn

  • Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn (sau đây gọi là Dự án sân gôn) là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn đầu tư để xây dựng mới, mở rộng sân gôn và công trình phụ trợ phục vụ cho hoạt động kinh doanh sân gôn.
  • Kinh doanh sân gôn là việc cung cấp dịch vụ chơi gôn, tập luyện, thi đấu gôn và các dịch vụ có liên quan phục vụ cho người chơi gôn.

Nói nôm na, hoạt động đầu tư xây dựng, kinh doanh sân gôn là việc sử dụng vốn đầu tư để xây dựng mới, mở rộng sân gôn và công trình phụ trợ phục vụ cho hoạt động kinh doanh sân gôn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, dịch vụ, du lịch, thể thao; đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa hình thức vui chơi, giải trí, phát triển thể lực, sức khỏe cộng đồng.

Cơ sở pháp lý: Điều 2 Nghị định 52/2020/NĐ-CP quy định về đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn

Điều kiện đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn

Xác định địa điểm và lựa chọn nhà đầu tư

Sân gôn được xây dựng tại địa điểm đáp ứng các điều kiện sau:

  • Phù hợp với định hướng phát triển, sắp xếp không gian và phân bổ nguồn lực cho các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường theo quy hoạch tỉnh, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và quy hoạch có liên quan;
  • Đáp ứng điều kiện xây dựng công trình cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật kết nối trong và ngoài khu vực sân gôn;
  • Phù hợp với yêu cầu lập hành lang bảo vệ nguồn nước, phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước và các yêu cầu theo quy định của pháp luật về đê điều, phòng chống thiên tai, tài nguyên môi trường biển, hải đảo.
  • Phù hợp với nguyên tắc trong đầu tư xây dựng, kinh doanh sân gôn và đáp ứng điều kiện về sử dụng đất được quy định bên dưới.

Việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án sân gôn theo quy định của pháp luật về đấu thầu, pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan.

Cơ sở pháp lý: Điều 5 Nghị định 52/2020/NĐ-CP quy định về đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn

Đất được sử dụng để thực hiện dự án sân gôn

Các loại đất dưới đây không được sử dụng để xây dựng sân gôn và công trình phụ trợ phục vụ cho hoạt động kinh doanh sân gôn:

  • Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
  • Đất rừng, đất trồng lúa, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;
  • Đất thuộc các khu vực có yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng, di tích thuộc danh mục kiểm kê của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
  • Đất xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ thông tin tập trung, khu công nghệ cao;
  • Đất thuộc phạm vi bảo vệ đê điều và hành lang bảo vệ bờ biển theo quy định của Luật Đê điều, Luật Tài nguyên, môi trường và hải đảo.

Lưu ý:

  • Dự án sân gôn ở vùng trung du, miền núi được sử dụng tối đa không quá 5 ha đất trồng lúa một vụ, phân tán tại địa điểm xây dựng và phải đáp ứng điều kiện về bảo vệ, phát triển đất trồng lúa, điều kiện thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
  • Dự án sân gôn sử dụng đất rừng sản xuất không phải là rừng tự nhiên phải đáp ứng điều kiện cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng rừng và trồng rừng thay thế theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về lâm nghiệp.
  • Việc sử dụng đất tại vùng bao quanh hoặc tiếp giáp khu vực có yếu tố gốc cấu thành di tích để xây dựng sân gôn không được làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích, cảnh quan thiên nhiên và môi trường – sinh thái của di tích và phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật di sản văn hóa.

Để được sử dụng đất thực hiện dự án sân gôn cần tránh những loại đất được quy định như trên và những lưu ý khi sử dụng đất ở các vùng trung du, miền núi, vùng bao quanh hoặc tiếp giáp khu vực có yếu tố gốc cấu thành di tích, đất rừng sản xuất theo quy định của pháp luật.

Cơ sở pháp lý: Điều 6 Nghị định 52/2020/NĐ-CP quy định về đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn

Quy định về dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn

Quy định về dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn

Xây dựng, mở rộng sân gôn

  • Diện tích sân gôn tiêu chuẩn (18 lỗ) không quá 90 ha (bình quân không quá 5 ha trên một lỗ gôn); diện tích Dự án sân gôn xây dựng lần đầu không được quá 270 ha (54 lỗ gôn).
  • Mật độ xây dựng gộp của khu đất xây dựng sân gôn và công trình phụ trợ phục vụ cho hoạt động kinh doanh sân gôn thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành.
  • Nhà đầu tư phải hoàn thành xây dựng sân gôn trong thời hạn không quá 36 tháng (đối với sân gôn 18 lỗ) hoặc không quá 48 tháng (đối với sân gôn khác) kể từ ngày được quyết định cho thuê đất.
  • Việc mở rộng Dự án sân gôn đã được quyết định chủ trương đầu tư chỉ được xem xét sau khi Dự án đó đã hoàn thành xây dựng, đưa vào hoạt động và đáp ứng các điều kiện theo quy định;
  • Trường hợp nhà đầu tư đề xuất các Dự án sân gôn khác nhau trên cùng địa giới hành chính của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì đề xuất Dự án sân gôn kế tiếp của nhà đầu tư đó chỉ được xem xét sau khi Dự án sân gôn đã được quyết định chủ trương đầu tư trước đó hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động.

Cơ sở pháp lý: Điều 7 Nghị định 52/2020/NĐ-CP quy định về đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn

Điều kiện đối với nhà đầu tư

  • Đáp ứng điều kiện về năng lực tài chính và các điều kiện cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện Dự án sân gôn theo quy định của pháp luật về đất đai; ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án (đối với trường hợp phải ký quỹ) theo quy định của pháp luật về đầu tư.
  • Có giải pháp, kế hoạch và cam kết hỗ trợ tái định cư, đào tạo, sử dụng lao động phù hợp cho người đang sử dụng khu đất dự kiến thực hiện Dự án sân gôn và người lao động tại địa phương.
  • Tự bảo đảm các yêu cầu, điều kiện cần thiết về kết cấu hạ tầng giao thông, điện, nước; xử lý nước thải và bảo vệ môi trường.

Cơ sở pháp lý: Điều 8 Nghị định 52/2020/NĐ-CP quy định về đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn

Điều kiện kinh doanh sân gôn

Việc cung cấp dịch vụ chơi gôn, kinh doanh hoạt động tập luyện, thi đấu gôn và các dịch vụ có liên quan phải đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn tài chính và nhân lực theo quy định của pháp luật về thể dục, thể thao.

Cơ sở pháp lý: Điều 9 Nghị định 52/2020/NĐ-CP quy định về đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn

Theo quy định thì hành vi nào bị cấm trong đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn

  • Xây dựng và kinh doanh sân gôn khi chưa đáp ứng điều kiện, thủ tục quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
  • Lợi dụng kinh doanh sân gôn để tổ chức hoạt động cá cược, đánh bạc, gá bạc trái phép.
  • Cản trở hoặc không chấp hành công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
  • Không cung cấp thông tin hoặc không báo cáo khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định thì có 4 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn

Cơ sở pháp lý: Điều 4 Nghị định 52/2020/NĐ-CP quy định về đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn

Điều kiện để hoạt động đầu tư, kinh doanh sân gôn

Điều kiện để hoạt động đầu tư, kinh doanh sân gôn

Tư vấn về dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn

  • Tư vấn pháp luật liên quan đến việc đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn;
  • Tư vấn về đủ điều kiện để thành lập dự án sân gôn của khách hàng;
  • Soạn thảo tất cả các giấy tờ tài liệu cần thiết cho việc xin giấy phép đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn;
  • Hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác liên quan đến vấn đề xin giấy phép đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn;
  • Đại diện theo ủy quyền làm việc trực tiếp với các cơ quan có thẩm quyền;
  • Được tư vấn, hỗ trợ pháp lý với đội ngũ các luật sư, chuyên gia pháp lý giàu kinh nghiệm, giải đáp mọi vướng mắc, đáp ứng được những mong muốn mà khách hàng yêu cầu theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, kinh doanh sân gôn

Đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn là những dự án có tầm cỡ và quy mô. Khi thực hiện các dự án sân gôn, nhà nước đã ban hành hạn chế một số hành vi để đảm bảo cho việc quảng bá du lịch, hoạt động giải trí lành mạnh. Vì vậy, Luật L24H xin giới thiệu tới Quý khách hàng về những thông tin về đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn, nếu thắc mắc hoặc cần luật sư tư vấn doanh nghiệptư vấn về luật xây dựng hỗ trợ kỹ càng hơn xin vui lòng liên hệ HOTLINE 1900.633.716 hoặc Email info@luat24h.com.vn để được tư vấn chi tiết hơn. Xin chân thành cảm ơn!

Scores: 5 (48 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,920 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716