Nhà trường có được phép tịch thu điện thoại của học sinh hay không là thắc mắc chung của nhiều học sinh cũng như các bậc phụ huynh vì nó ảnh hưởng cơ bản đến quyền lợi của người học. Bài viết dưới đây sẽ giúp quý đọc giả nhận biết được liệu nhà trường tịch thu điện thoại có trái pháp luật hay không và khi bị tịch thu thì nên cần phải làm gì.
Nhà trường tịch thu điện thoại học sinh có hợp pháp không
Học sinh có được phép sử dụng điện thoại trong giờ học không?
Để biết được học sinh có được sử dụng điện thoại hay không có thể căn cứ dựa trên Khoản 3 Điều 37 Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, theo đó Thông tư ghi nhận học sinh không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.
Như vậy, việc sử dụng điện thoại trong lớp học về cơ bản không phải là hoàn toàn bị cấm, theo đó trong trường sử dụng điện thoại trong giờ học nhằm phục vụ mục đích học tập và nhận được sự cho phép của giáo viên thì vẫn được chấp nhận. Bởi trên thực tế nhờ có các thiết bị công nghệ điện tử hiện đại như điện thoại di động mà hiệu quả học tập của học sinh từ đó cũng được nâng cao.
Học sinh sử dụng điện thoại khi được phép của giáo viên
Khi nào tài sản của một người bị tịch thu
Tịch thu tài sản là một trong những hình phạt bổ sung nhằm mục đích tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án để sung quỹ nhà nước, được quy định tại điểm đ Khoản 2 Điều 32 và Điều 45 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Theo đó, tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tham nhũng hoặc tội phạm khác do Bộ luật Hình sự quy định.
Vì vậy, cụm từ tịch thu điện thoại tại trường học không được xem là tịch thu tài sản theo quy định pháp luật mà chỉ đơn thuần là một hình thức tạm giữ tài sản do học sinh vi phạm quy định nhà trường.
Nhà trường có quyền tịch thu điện thoại của học sinh không?
Tịch thu điện thoại học sinh có trái pháp luật không ?
Như đã phân tích, học sinh chỉ được sử dụng điện thoại di động trong giờ học khi có cả đồng thời hai yếu tố là nhằm phục vụ cho việc học tập và được giáo viên cho phép
Tuy nhiên việc học sinh vi phạm nội quy nhà trường do tự ý sử dụng điện thoại làm việc riêng trong giờ học cũng không đồng nghĩa với việc nhà trường, giáo viên được phép tịch thu điện thoại của học sinh do tịch thu tài sản xét về bản chất là biện pháp tước quyền sở hữu tài sản của chủ sở hữu, thường do cơ quan nhà nước thực hiện. Ngoài ra, quyền sở hữu đối của cá nhân đối với tài sản bao gồm quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt được ghi nhận trong Điều 32 Hiến pháp năm 2013 và Điều 158, Điều 163 Bộ luật Dân sự năm 2015, theo đó quyền sở hữu tài sản của cá nhân được pháp luật bảo hộ và không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái luật quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản.
Do đó, chỉ cơ quan nhà nước mới có thẩm quyền tịch thu tài sản của cá nhân trong một số trường hợp nhất định và việc tịch thu phải được thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Vì vậy, căn cứ theo quy định pháp luật thì nhà trường không được áp dụng biện pháp tịch thu điện thoại đối với trường hợp học sinh tự ý sử dụng điện thoại ở trường.
Các bên khi xảy ra sự cố phát hiện sử dụng điện thoại trái quy định trong giờ học cần nên bàn bạc và tìm ra hướng giải quyết ổn thoả hơn.
Giáo viên có quyền tịch thu điện thoại học sinh hay không
Trách nhiệm bảo quản
Trong trường hợp giáo viên tiến hành thu giữ điện thoại của học sinh thì cần có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn nguyên vẹn tình trạng điện thoại như trạng thái ban đầu, tôn trọng quyền bí mật về đời tư của học sinh có lưu trên điện thoại. Trong thời gian thu giữ, tùy theo từng trường hợp có xảy ra hỏng hóc thì có hướng xử lý khác nhau, nếu do lỗi bên trong điện thoại mà không chịu tác động từ phía người thu giữ gây ra thì giáo viên sẽ không phải bồi thường thiệt hại. Còn trường hợp xảy ra hỏng hóc do chính nguyên nhân xuất phát từ việc bảo quản không tốt của người giáo viên thì phải tiến hành bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật dân sự vì ngay từ đầu hành vi tịch thu này đã không đúng theo quy định pháp luật.
Bản cam kết không sử dụng điện thoại trong giờ học
Thay vì phải tịch thu điện thoại của học sinh, nhiều giáo viên lựa chọn hình thức buộc học sinh phải viết cam kết không sử dụng điện thoại trong giờ học nữa nhằm thể hiện tính giáo dục và răn đe cao. Bản cam kết thường có nội dung như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
|
………., Ngày….. tháng…… năm……… |
CAM KẾT KHÔNG SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI
Kính gửi: – Thầy/cô giáo chủ nhiệm lớp….
– Ban Giám hiệu trường…………………………
Em tên là:…………. Sinh ngày:………………
Mã số học sinh (sinh viên):……………… Lớp:………………
Địa chỉ:………………………………………….
Số điện thoại:…………………………………..
Giáo viên chủ nhiệm:…………………………..
Hôm nay, ngày……tháng……năm…… trong tiết … môn … do cô giáo …giảng dạy, em đã có hành vi sử dụng điện thoại trong giờ. Bản thân em nhận thấy đây là hành vi vi phạm đến nội quy, quy chế của nhà trường và nhận thức được mình đã thiếu ý thức tôn trọng giáo viên giảng dạy.
Em đã nhận ra lỗi của mình và làm bản cam kết này: Cam kết không sử dụng điện thoại trong giờ học.
Em xin hứa sẽ tuân thủ và thực hiện đúng nội dung của bản cam kết. Nếu vi phạm em xin chịu mọi hình thức kỷ luật của Nhà trường.
Em xin chân thành cảm ơn./.
HỌC SINH (SINH VIÊN) CAM KẾT | |
(Ký, ghi rõ họ tên) |
Tư vấn về quyền và nhiệm vụ của nhà trường, học sinh tại trường học
- Tư vấn nhiệm vụ của học sinh khi học tại trường.
- Tư vấn trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của nhà trường đối với học sinh.
- Tư vấn quy định về các biện pháp xử lý kỷ luật đối với vi phạm ngành giáo dục.
- Tư vấn xử lý hợp pháp những tranh chấp pháp lý xảy ra trong hoạt động giáo dục.
Tịch thu điện thoại do học sinh sử dụng trái quy định trong giờ học hiện nay khá phổ biến nhưng thực chất hành vi trên nếu thực hiện không đúng sẽ dễ bị xem là hành vi trái pháp luật, do đó nên thay thế bằng các biện pháp tối ưu khác. Nếu có khó khăn hoặc thắc mắc gì về vấn đề trên cần luật sư tư vấn hãy vui lòng liên hệ đến hotline 1900.633.716 để được các luật sư dân sự tư vấn trực tuyến miễn phí. Xin cảm ơn.