Người thân của bị can, bị cáo có được làm chứng trong Tố tụng hình sự? là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc và phân vân. Người làm chứng có vai trò vô cùng quan trọng trong tố tụng hình sự. Dựa vào lời khai và các chứng cứ được cung cấp từ người làm chứng có thể giúp đỡ rất nhiều cho quá trình tố tụng của bị can, bị cáo. Vậy khi là người thân của bị can, bị cáo thì có được làm chứng hay không, Luật L24H mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Người thân của bị can, bị cáo có được làm chứng trong Tố tụng hình sự
Khái niệm người làm chứng trong Tố tụng hình sự
Căn cứ khoản 1 Điều 66 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.
Như vậy, người làm chứng trong tố tụng hình sự là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng được gọi là người làm chứng.
>>>Xem thêm: Người làm chứng trong Tố tụng hình sự
Quyền và nghĩa vụ của người làm chứng
Quyền của người làm chứng
Khi tham gia tố tụng hình sự, người làm chứng có những quyền hạn được pháp luật quy định như sau:
- Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 66 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015;
- Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia làm chứng;
- Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật.
Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 66 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
Nghĩa vụ của người làm chứng
Người làm chứng phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây khi tham gia tố tụng:
- Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;
- Trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và lý do biết được những tình tiết đó.
Cơ sở pháp lý: khoản 4 Điều 66 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
Các quyền và nghĩa vụ của người thân khi là người làm chứng
>>> Xem thêm: Người làm chứng tham gia phiên tòa có được hưởng tiền lương
Người thân của bị can, bị cáo gồm những ai?
Căn cứ theo điểm e khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về người thân thích của người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, theo đó:
Người thân thích bị can, bị cáo là người có quan hệ với bị can, bị cáo gồm:
- Vợ, chồng;
- Bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi;
- Con đẻ, con nuôi;
- Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Anh ruột, chị ruột, em ruột;
- Cụ nội, cụ ngoại;
- Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột.
Người làm chứng có thể là người thân của bị can, bị cáo không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 66 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 theo đó những người không được làm người làm chứng bao gồm:
- Người bào chữa của người bị buộc tội;
- Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.
Theo quy định trên, người thân của bị can, bị cáo vẫn có thể trở thành người làm chứng trong vụ án hình sự. Do đó, người thân của bị can, bị cáo vẫn có thể là người làm chứng khi biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.
Trừ trường hợp người thân của bị can, bị cáo do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn sẽ không được làm chứng. Hoặc người thân của bị can, bị cáo là người bào chữa cho bị can, bị cáo.
Luật sư tư vấn về vai trò của người làm chứng trong Tố tụng hình sự
Vai trò của người làm chứng trong tố tụng hình sự vô cùng cần thiết. Luật sư của L24H sẵn sàng giúp đỡ bạn những công việc liên quan sau:
- Tư vấn những đối tượng không được là người làm chứng, quyền và nghĩa vụ của người làm chứng.
- Tư vấn về các quy định bảo vệ người làm chứng trong tố tụng hình sự;
- Tư vấn về những thủ tục cần thiết để người làm chứng tham gia vào vụ án hình sự;
- Luật sư gặp mặt trao đổi với người làm chứng;
- Luật sư kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu liên quan đến lời khai của người làm chứng và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
- Luật sư đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại tính xác thực của chứng cứ.
Tư vấn vai trò của người thân khi là người làm chứng
>>> Xem thêm về: Dịch vụ luật sư bào chữa
>>> Xem thêm về: Những điều cần làm ngay sau khi khởi tố bị can
Người làm chứng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá xử lý vụ án hình sự. Do đó, hiểu rõ những quy định về quyền và nghĩa vụ của mình là rất cần thiết. Bài viết trên cung cấp các thông tin liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người thân của bị can, bị cáo khi là người làm chứng. Nếu Quý bạn đọc có bất kỳ vướng mắc nào cần giải đáp hoặc cần luật sư TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ hỗ trợ giải đáp miễn phí qua điện thoại hoặc sử dụng Dịch vụ luật sư hình sự, xin vui lòng liên hệ hotline 1900633716 để được luật sư hỗ trợ kịp thời, hiệu quả.