Người làm chứng tham gia phiên tòa có được hưởng tiền lương

Người làm chứng tham gia phiên tòa có được hưởng tiền lương là câu hỏi được thắc mắc về chế độ được cơ quan nhà nước thực hiện chi trả về các khoản tiền lương, chi phí liên quan cho người làm chứng tham gia phiên tòa dân sự hoặc hình sự. Để giải đáp vấn đề trên, Luật L24H xin gửi đến bài viết về tiền lương của người làm chứng được hưởng khi tham gia phiên tòa và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Người làm chứng hưởng lương khi tham gia phiên tòa

Người làm chứng hưởng lương khi tham gia phiên tòa

Người làm chứng theo quy định pháp luật

Theo quy định Điều 77 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Người làm chứng là người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị, Tòa án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng.

Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định, Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng.

Điều 66 Bộ luật Tố tụng hình  sự 2015 Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.

Quy định về người làm chứng

Quy định về người làm chứng

>>>Xem thêm: Người làm chứng trong Tố tụng Hình sự

>>>Xem thêm: Giấy triệu tập người làm chứng có phải giao tận tay người làm chứng?

Các khoản chi phí cho người làm chứng được hưởng

Theo quy định của pháp luật hiện hành, căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, chi phí cho người làm chứng, được xác định bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:

  • Tiền lương hoặc thù lao cho người làm chứng;
  • Chi phí đi lại (nếu có);
  • Chi phí lưu trú (nếu có);
  • Các chi phí khác phát sinh (nếu có) theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 81/2014/NĐ-CP: là chi phí liên quan và phục vụ trực tiếp cho công việc làm chứng được xác định căn cứ theo thực tế phát sinh của từng trường hợp cụ thể trên cơ sở có đủ hợp đồng (nếu có) và hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

Như vậy, căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, chi phí cho người làm chứng giải quyết vụ việc dân sự do cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập bao gồm một hoặc một số chi phí sau:

  • Tiền lương hoặc thù lao cho người làm chứng; tiền công cho người phiên dịch;
  • Chi phí đi lại (nếu có);
  • Chi phí lưu trú (nếu có);
  • Các chi phí khác phát sinh (nếu có)

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 15 Nghị định 81/2014/NĐ-CP.

Chế độ tiền lương của người làm chứng khi tham gia phiên tòa

Theo quy định pháp luật hiện nay, chế độ tiền lương của người làm chứng khi tham gia phiên tòa được xác định như sau:

Chi phí tiền lương cho người làm chứng tham gia phiên tòa giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự như sau:

  • Chi phí tiền lương áp dụng trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập đối với người thực hiện giám định, người thực hiện định giá tham gia phiên tòa giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự với vai trò người làm chứng.
  • Mức tiền lương cho người làm chứng được hưởng bằng 200% mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, tính theo ngày lương do Nhà nước quy định.

Thù lao cho người làm chứng tham gia phiên tòa giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự như sau:

  • Thù lao cho người làm chứng áp dụng cho các trường hợp không hưởng tiền lương theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 81/2014/NĐ-CP.
  • Mức thù lao cho người làm chứng được hưởng bằng 100% mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, tính theo ngày lương do Nhà nước quy định.

Theo đó, mức chi phí đối với người làm chứng khi tham gia phiên tòa giải quyết vụ việc dân sự được thực hiện như sau:

  • Chi phí tiền lương áp dụng trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập đối với người thực hiện giám định, người thực hiện định giá tham gia phiên tòa giải quyết vụ việc dân sự với vai trò người làm chứng.
  • Mức tiền lương cho người làm chứng được hưởng bằng 200%mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, tính theo ngày lương do Nhà nước quy định.

Cơ sở pháp lý: Điều 16 Nghị định 81/2014/NĐ-CP.

Cơ quan thực hiện trả chi phí cho người làm chứng.

Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 81/2014/NĐ-CP, ngay sau khi kết thúc công việc làm chứng được triệu tập tại phiên tòa, người làm chứng gửi hồ sơ đề nghị thanh toán tới cơ quan tiến hành tố tụng để làm thủ tục thanh toán.  Cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm tiếp nhận Hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí cho người làm chứng và kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ.

Như vậy, theo quy định trên, cơ quan tiến hành tố tụng là Tòa án triệu tập người làm chứng có trách nhiệm trả chi phí cho người làm chứng.

Luật sư tư vấn hưởng lương cho người làm chứng.

  • Tư vấn về các quy định bảo vệ người làm chứng trong tố tụng hình sự.
  • Tư vấn hưởng lương và các chế độ cho người làm chứng.
  • Luật sư tư vấn thủ tục triệu tập, làm việc với người làm chứng trong quá trình xét xử vụ việc.
  • Luật sự trao đổi thông tin với người làm chứng để có thêm thêm thông bào chữa xác thực cho thân chủ.
  • Luật sư gặp mặt trao đổi với người làm chứng.
  • Luật sư kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu liên quan đến lời khai của người làm chứng và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá.
  • Luật sư đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại tính xác thực của chứng cứ.

Luật sư hình sự tư vấn lương cho người làm chứng

Luật sư hình sự tư vấn lương cho người làm chứng

>>> Xem thêm: Người làm chứng từ chối khai báo có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cần thiết cho Quý khách hàng là người làm chứng khi được Tòa án triệu tập đến phiên tòa. Qua đó, Quý khách hàng sẽ biết được những chế độ được hưởng trong trường hợp trên. Nếu còn thắc mắc về vấn đề trên hoặc cần Luật sư tư vấn, Quý khách hàng hãy liên hệ qua hotline 1900633716 để được Luật sư hỗ trợ chi tiết.

Scores: 5 (47 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,827 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716