Người bị tâm thần phạm tội có chịu trách nhiệm hình sự không?

Người bị tâm thần phạm tội có chịu trách nhiệm hình sự không? Hiện nay có nhiều trường hợp người bị tâm thần phạm tội nhưng chưa chịu trách nhiệm pháp lý bởi sự hạn chế về năng lực pháp luật của họ. Điều đó cũng mang lại nhiều ảnh hưởng cho những người liên quan. Để nắm được những quy định về trách nhiệm hình sự của người tâm thần khi phạm tội, Luật L24H xin gửi đến quý bạn đọc những thông tin sau.

Người bị tâm thần phạm tội có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không?

Người bị tâm thần phạm tội có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không?

Căn cứ xác định người có bị tâm thần hay không?

Bệnh tâm thần là bệnh lý do rối loạn hoạt động não bộ gây ra những biến đổi bất thường về lời nói, tác phong, tình cảm, hành vi, ý tưởng… Bệnh tâm thần điển hình bao gồm: Rối loạn lo âu, trầm cảm, tâm thần phân liệt, hành vi gây nghiện và rối loạn ăn uống. Người bị bệnh tâm thần có thể là những người không làm chủ được hành vi của mình. Căn cứ để xác định người bị bệnh tâm thần nằm ở các hành vi của họ đồng thời là hồ sơ bệnh án, giấy xác định bị bệnh tâm thần.

Căn cứ vào Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 yêu cầu, để xác định tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án thì phải trưng cầu giám định pháp ý. Dựa vào kết quả trưng cầu giám định pháp y để xác định người đó có bị tâm thần hay không.

>>> Tham khảo thêm về: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Căn cứ xác định người bị tâm thần

Căn cứ xác định người bị tâm thần

Năng lực pháp luật của người bị bệnh tâm thần?

Theo quy định, năng lực pháp luật là khả năng có quyền, nghĩa vụ pháp lý do nhà nước quy định cho các cá nhân, tổ chức nhất định. Năng lực pháp luật là khả năng mà pháp luật quy định đối với các cá nhân có thể được tham gia quan hệ pháp luật nào. Năng lực pháp luật là thuộc tính không thể tách rời của chủ thể vì khi nói tới chủ thể của quan hệ pháp luật thì trước tiên phải nói tới năng lực pháp luật. Tuy nhiên, đây không phải tính tự nhiên mà do nhà nước quy định cho chủ thể. Đối với cá nhân, năng lực pháp luật xuất hiện ngay khi cá nhân đó sinh ra và chấm dứt khi cá nhân đó chết đi. Như vậy, đối với người bị bệnh tâm thần vẫn có năng lực pháp luật nhất định.

Trách nhiệm pháp lý của người bị tâm thần khi vi phạm pháp luật hình sự?

Khi có căn cứ xác định người phạm tội bị mắc bệnh tâm thần cần tiến hành giám định pháp y. Căn cứ vào kết quả giám định để đưa ra kết luận bệnh trạng đối người phạm tội. Từ bệnh trạng có thể xác định được hai trường hợp:

  • Người phạm tội bị mắc bệnh tâm thần nhưng chỉ bị hạn chế năng lực hành vi.
  • Người phạm tội bị mắc bệnh tâm thần và mất năng lực hành vi.

Căn cứ theo Điều 21 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Căn cứ Điều 21 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Người bị tâm thần chịu trách nhiệm hình sự

Người bị tâm thần chịu trách nhiệm hình sự

Khi nào người tâm thần vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Vẫn tồn tại trường hợp người mắc bệnh tâm thần nhưng chỉ bị hạn chế năng lực hành vi; Như vậy người phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Đối với trường hợp thực hiện hành vi phạm tội trong trạng thái bình thường nhưng trước khi kết án mắc bệnh tâm thần thuộc Điều 21 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Sau đó sẽ tiến hành áp dụng bắt buộc chữa bệnh đối với đối tượng trên; sau khi khỏi bệnh, có thể tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự.

Như vậy người phạm tội mắc bệnh tâm thần và mất năng lực hành vi sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.  Nếu chỉ bị hạn chế năng lực hành vi thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Căn cứ Điều 21, Điều 49 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

>>> Tham khảo thêm về: Đơn xin giảm nhẹ hình phạt, trách nhiệm hình sự

Luật sư tư vấn về trách nhiệm hình sự của người tâm thần.

  • Luật sư tư vấn về căn cứ xác định trách nhiệm hình sự của người tâm thần.
  • Luật sư bào chữa cho người phạm tội có dấu hiệu tâm thần.
  • Luật sư tư vấn hình thức xử phạt đối với người bị bệnh tâm thần.
  • Luật sư tư vấn trường hợp người tâm thần chịu trách nhiệm hình sự.
  • Luật sư tham gia buổi hỏi cung người phạm tội mắc bệnh tâm thần.
  • Luật sư hỗ trợ soạn thảo hợp đồng, đơn từ, tư vấn cho người giám hộ của người phạm tội bị tâm thần.
  • Luật sư yêu cầu trưng cầu giám định pháp y về bệnh tâm thần lại;
  • Luật sư tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp người phạm tội bị bệnh tâm thần.

Có rất nhiều vụ việc thương tâm tuy nhiên không thể xử lý vì người vi phạm có dấu hiệu tâm thần. Như vậy, việc biết quy định về trách nhiệm hình sự đối với người bị bệnh tâm thần vô cùng cần thiết để có những biện pháp điều tra, xác nhận hợp lý. Thông qua bài viết trên nếu còn thắc mắc hoặc có nhu cầu muốn tư vấn pháp luật hình sự xin vui lòng liên hệ đến hotline 1900633716 để được hỗ trợ. Chân thành cảm ơn.

Scores: 4.7 (15 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,819 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716