Người bị tạm giữ oan có được bồi thường thiệt hại không?

Người bị tạm giữ oan có được bồi thường thiệt hại khi có quyết định là bị tạm giữ oan. Trong tố tụng hình sự trường hợp người bị tạm giữ oan vẫn còn xảy ra. Để những người đã bị tạm giữ oan được đền bù tương xứng với những gì mà họ trải qua thì Nhà nước đã có quy định về vấn đề bồi thường trong Luật Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước. Bài viết Luật L24H sẽ thông tin các trường hợp bồi thường, trách nhiệm bồi thường,  mức bồi thường cho người bị tạm giữ oan cụ thể.

Bồi thường thiệt hại cho người bị tạm giữ oan

Bồi thường thiệt hại cho người bị tạm giữ oan

Người đã bị tạm giữ oan có được bồi thường thiệt hại không?

Để bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự, Điều 31 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định cụ thể như sau:
1. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án oan, trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án oan, trái pháp luật do cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra.
2. Người khác bị thiệt hại do cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra có quyền được Nhà nước bồi thường thiệt hại.

Các trường hợp bồi thường cho người bị oan trong tố tụng hình sự

Các trường hợp bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong tố tụng hình sự:

  • Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp mà không có căn cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
  • Người bị bắt, người bị tạm giữ mà không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
  • Người bị tạm giam mà không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;
  • Người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, người đã bị kết án tử hình, người đã thi hành án tử hình được xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;
  • Người bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án không bị tạm giữ, tạm giam, thi hành hình phạt tù được xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;
  • Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án, đã chấp hành hình phạt tù được xác định người đó không phạm một hoặc một số tội và hình phạt chung sau khi tổng hợp hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù vượt quá so với mức hình phạt của những tội mà người đó phải chấp hành;
  • Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án và bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành được xác định không phạm tội bị kết án tử hình và hình phạt chung sau khi tổng hợp hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam vượt quá so với mức hình phạt chung của những tội mà người đó phải chấp hành
  • Người bị xét xử bằng nhiều bản án, Tòa án đã tổng hợp hình phạt của nhiều bản án đó mà sau đó được xác định người đó không phạm một hoặc một số tội và hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù vượt quá so với mức hình phạt của những tội mà người đó phải chấp hành;
  • Pháp nhân thương mại bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án được xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi của pháp nhân không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được pháp nhân đã thực hiện tội phạm và pháp nhân đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
  • Cá nhân, tổ chức có tài sản bị thiệt hại do việc thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu, xử lý, có tài khoản bị phong tỏa hoặc cá nhân, tổ chức khác có liên quan đến các trường hợp quy định tại các trường hợp nêu trên bị thiệt hại.

CSPL: Điều 18 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị tạm giữ oan

Về chủ thể bồi thường thì theo quy định của pháp luật là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật về tố tụng.

Như đã biết, tố tụng hình sự gồm nhiều giai đoạn khác nhau như khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự. Việc bồi thường án oan theo đó sẽ phải căn cứ vào việc oan, sai do cơ quan tiến hành tố tụng ở giai đoạn nào thì cơ quan tiến hành tố tụng ở giai đoạn đó sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.

CSPL: khoản 7 Điều 3 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017

Xác định mức bồi thường thiệt hại cho người bị tạm giữ oan

Trong các vụ án bị oan, sai việc bồi thường được xác định dựa trên những thiệt hại cụ thể để có mức bồi thường tương xứng. Giá trị thiệt hại được bồi thường được tính tại thời điểm thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường. Thiệt hại được bồi thường là thiệt hại thực tế đã phát sinh, cụ thể như sau:

  • Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
  • Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút
  • Thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết
  • Thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm
  • Thiệt hại về tinh thần

Ngoài ra, người bị thiệt hại còn được bồi thường những chi phí hợp lý khác như chi phí thuê phòng nghỉ, chi phí đi lại, in ấn tài liệu, gửi đơn thư trong quá trình khiếu nại, tố cáo; chi phí thuê người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại; Chi phí đi lại để thăm gặp của thân nhân người bị tạm giữ, người bị tạm giam, người chấp hành án phạt tù trong tố tụng hình sự.

Xác định thiệt hại về sức khỏe của người bị tạm giữ oan

Xác định thiệt hại về sức khỏe của người bị tạm giữ oan

CSPL: Điều 22 đến Điều 28  Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017

Trình tự, Thủ tục yêu cầu bồi thường cho người bị tạm giữ oan

Hồ sơ

  • Văn bản yêu cầu bồi thường;
  • Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp người bị thiệt hại không được gửi hoặc không thể có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;
  • Giấy tờ chứng minh nhân thân của người bị thiệt hại;
  • Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường (nếu có).

>>> Xem thêm: Hồ sơ yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại trong tố tụng hình sự

>>> Xem thêm: Mẫu đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự

Thủ tục

  1. Bước 1: Người yêu cầu bồi thường nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường

Nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính tới cơ quan giải quyết bồi thường hoặc Sở Tư pháp trong trường hợp chưa xác định cơ quan giải quyết bồi thường.

  1. Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Cơ quan giải quyết bồi thường tiếp nhận hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện; cấp, gửi giấy xác nhận đã nhận hồ sơ cho người yêu cầu.

  1. Bước 3: Thụ lý hồ sơ và cử người giải quyết bồi thường

Cơ quan giải quyết bồi thường thụ lý hồ sơ, cử người giải quyết bồi thường: Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý hồ sơ, cơ quan giải quyết bồi thường phải cử người giải quyết bồi thường.

  1. Bước 4: Xác minh thiệt hại

Người giải quyết bồi thường có trách nhiệm thực hiện việc xác minh được yêu cầu trong hồ sơ.

  1. Bước 5: Thương lượng việc bồi thường
  2. Bước 6: Quyết định giải quyết bồi thường

Ngay sau khi có biên bản kết quả thương lượng thành, Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định giải quyết bồi thường và trao cho người yêu cầu bồi thường tại buổi thương lượng.

CSPL: Điều 41 đến Điều 47 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017

thủ tục yêu cầu bồi thường cho người bị tạm giữ oan

thủ tục yêu cầu bồi thường cho người bị tạm giữ oan

Luật sư tư vấn yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bị tạm giữ oan

  • Tư vấn các quy định pháp luật về việc giải quyết oan sai
  • Tư vấn, hướng dẫn giải đáp thắc mắc vấn đề giải quyết oan sai.
  • Hỗ trợ việc chuẩn bị hồ sơ để yêu cầu bồi thường giải quyết oan sai.
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn theo yêu cầu cũng như các đơn khác có liên quan.
  • Các công việc khác theo yêu cầu của khách hàng.

Trong các giai đoạn của tố tụng hình sự những người phải chịu án oan sẽ được Nhà nước đền bù theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo những tổn thất, thiệt hại thực tế. Nếu còn thắc mắc về việc bồi thường thiệt hại cho người bị tạm giữ oan mà chưa được giải đáp, cần luật sư tư vấn luật hình sự tư vấn hỗ trợ chi tiết hơn thì hãy liên hệ tới tổng đài tư vấn qua Hotline 1900633716 để được Luật sư Hình sự của Luật L24H tư vấn trực tuyến miễn phí.

Scores: 4.6 (40 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,920 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716