Ngừng tham gia bảo hiểm thì có được hoàn trả lại phí bảo hiểm đã đóng là câu hỏi cho những người tham gia bảo hiểm khi muốn huỷ hợp đồng bảo hiểm. Việc có được hoàn lại phí hay không khi chấm dứt hợp đồng bảo hiểm được quy định cụ thể trong pháp luật hiện hành. Sau đây, Tôi xin mời Quý bạn đọc tham khảo về ngừng việc tham gia bảo hiểm và cách tính giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm khi đã đóng trước đó qua bài viết này
Yêu cầu hoàn trả lại phí bảo hiểm đã đóng khi ngừng tham gia bảo hiểm
Các loại hình bảo hiểm hiện nay
Theo quy định về loại hình bảo hiểm bao gồm:
- Bảo hiểm nhân thọ;
- Bảo hiểm sức khỏe;
- Bảo hiểm phi nhân thọ.
Trong đó, ảo hiểm bắt buộc bao gồm:
- Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;
- Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc;
- Bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng;
- Bảo hiểm bắt buộc quy định tại luật khác
>>>Xem thêm: Các loại hợp đồng bảo hiểm theo luật kinh doanh bảo hiểm mới nhất năm 2023
Cơ sở pháp lý: Điều 7, khoản 2 Điều 8 Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022
Quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm
Bên mua bảo hiểm có các quyền sau đây:
- Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài để giao kết hợp đồng bảo hiểm;
- Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cung cấp bản yêu cầu bảo hiểm, bảng câu hỏi liên quan đến rủi ro được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm và giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm;
- Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cung cấp bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022;
- Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cấp hóa đơn thu phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và quy định của pháp luật có liên quan;
- Hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm theo quy định hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022;
- Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
- Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc theo quy định của pháp luật;
- Quyền khác theo quy định của pháp luật.
Quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm theo quy định pháp
Bên mua bảo hiểm có các nghĩa vụ sau đây:
- Kê khai đầy đủ, trung thực mọi thông tin có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;
- Đọc và hiểu rõ điều kiện, điều khoản bảo hiểm, quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm và nội dung khác của hợp đồng bảo hiểm;
- Đóng phí bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
- Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc giảm rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
- Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm; phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài trong giám định tổn thất;
- Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Cơ sở pháp lý: Điều 21 Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022
Các trường hợp được chấm dứt hợp đồng bảo hiểm giữa chừng
Dựa vào Luật Kinh doanh Bảo hiểm hiện hành thì những trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm như sau:
- Bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm hoặc không đóng đủ phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận hoặc sau thời gian gia hạn đóng phí;
- Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, bên mua bảo hiểm không chấp nhận yêu cầu về thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm;
- Người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm;
- Bên mua bảo hiểm không đồng ý chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm.
Cơ sở pháp lý: Điều 26 Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022
Ngừng hợp đồng bảo hiểm trước hạn thì có được hoàn trả phí không?
Đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn trên 01 năm, trong thời hạn 21 ngày kể từ ngày nhận được hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có quyền từ chối tiếp tục tham gia bảo hiểm. Trường hợp bên mua bảo hiểm từ chối tiếp tục tham gia bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm sẽ bị hủy bỏ, bên mua bảo hiểm được hoàn lại phí bảo hiểm đã đóng sau khi trừ đi chi phí hợp lý (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Như vậy, bên mua có 21 ngày để từ chối tham gia bảo hiểm sau khi đã mua hay đã giao kết hợp đồng bảo hiểm và sẽ được hoàn lại phí bảo hiểm đã đóng sau khi trừ đi chi phí hợp lý (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Ngoài ra trường hợp bên mua bảo hiểm nhân thọ không đóng phí, không đóng đủ phí theo thời hạn thỏa thuận hoặc sau thời hạn gia hạn đóng phí, bên Doanh nghiệp bảo hiểm được quyền đơn phương chấm dứt nhưng phải phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.( khoản 3 Điều 27 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022)
>>>Xem thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm tài sản
Cơ sở pháp lý: Điều 35 Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022
Cách tính giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm thế nào
Trước hết làm rõ về giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm. Giá trị hoàn lại là số tiền mà bên mua bảo hiểm sẽ nhận được khi chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trước thời hạn hoặc trước khi sự kiện được bảo hiểm xảy ra. Giá trị hoàn lại trong sản phẩm liên kết chung và liên kết đơn vị được định nghĩa như sau:
- Giá trị hoàn lại của một hợp đồng bảo hiểm liên kết chung được xác định là giá trị hợp đồng đó trong quỹ liên kết chung vào ngày hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm trừ đi phí hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm.
- Giá trị hoàn lại của một hợp đồng bảo hiểm liên kết đơn vị được xác định dựa trên giá mua đơn vị quỹ liên kết đơn vị vào ngày định giá kế tiếp ngay sau ngày huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm trừ đi phí huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm.
Như vậy, có thể tính giá trị hoàn lại của bảo hiểm như sau:
Giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm = Giá trị tài khoản (tại ngày chấm dứt hợp đồng) – Chi phí chấm dứt hợp đồng.
Lưu ý: Giá trị hoàn lại của một hợp đồng bảo hiểm liên kết chung hay liên kết đơn vị cũng được xác định theo công thức này. Trong đó, chi phí chấm dứt hợp đồng của mỗi các công ty bảo hiểm là khác nhau.
Cơ sở pháp lý: Điều 8 Thông tư 52/2016/TT-BTC hướng dẫn triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết chung; Điều 10 Thông tư 135/2012/TT-BTC hướng dẫn triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị
Cách tính giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm
Tư vấn chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
- Tư vấn về những quy định về hợp đồng bảo hiểm hiện nay;
- Tư vấn thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo đúng quy trình;
- Tư vấn về điều kiện áp dụng khi đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm;
- Tư vấn quy định và các mức bồi thường, cách tính giá trị hoàn lại và các vấn đề liên quan khác khi có sự chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trái luật kể cả doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua;
- Hỗ trợ chuẩn bị thủ tục hòa giải, thương lượng khi phát sinh tranh chấp
- Đại diện theo ủy quyền để giải quyết tranh chấp lao động khi vụ án đã được Tòa án có thẩm quyền thụ lý, giải quyết;
- Tư vấn, hỗ trợ thu thập tài liệu chứng cứ, tranh luận tại phiên tòa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khách hàng.
Như vậy, tôi đã cung cấp phần nào thông tin về đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm cũng như giá trị hoàn lại khi ngừng tham gia hợp đồng bảo hiểm trước thời hạn. Để hiểu sâu thêm kiến thức bảo hiểm cũng như rà soát lại hợp đồng bảo hiểm mà Quý khách hàng đang giao kết thì xin vui lòng HOTLINE 1900.633.716 để được luật sư dân sự tư vấn hợp đồng phản hồi nhanh nhất. Xin cảm ơn!