Môi giới hối lộ trong đấu thầu bị xử lý như thế nào?

Môi giới hối lộ trong đấu thầu bị xử lý như thế nào là vấn đề không mới nhưng vẫn được nhiều người tìm hiểu . Hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ nhằm làm biến dạng xử sự của chủ thể, tác động đến hoạt động bình thường của các chủ thể có chức vụ, quyền hạn trong đấu thầu là một trong những hành vi bị nghiêm cấm hàng đầu trong đấu thầu.

Quy định về tội môi giới hối lộ trong đấu thầu

Quy định về tội môi giới hối lộ trong đấu thầu

Môi giới hối lộ là gì?

Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào định nghĩa hành vi môi giới hối lộ. Tuy nhiên dựa vào quy định tại Điểm 1 Điều 365 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 có thể hiểu Hành vi môi giới hối lộ là hành vi làm trung gian giữa người nhận và người đưa hối lộ theo yêu cầu của một trong hai bên hoặc của cả hai làm hoặc không làm một việc có lợi cho người đưa hối lộ và theo sự ủy nhiệm của người đưa hối lộ chuyển tiền, của hối lộ cho người nhận.

Ngoài ra, theo Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 thì:

  • Môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi là một hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước.
  • Môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi là hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước.

>>> Xem thêm: Tội đưa hối lộ, tội môi giới hối lộ

Các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu

Người tham gia hoạt động đấu thầu cần chú ý các hành vi bị cấm

Người tham gia hoạt động đấu thầu cần chú ý các hành vi bị cấm

Theo Điều 89 Luật đấu thầu 2013 thì có nhiều hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu. Tuy nhiên, theo chủ đề bài viết thì có các hành vi bị cấm như sau:

  • Đưa, nhận, môi giới hối lộ.
  • Lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu.
  • Thông thầu

Hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ nhằm làm biến dạng xử sự của chủ thể, tác động đến hoạt động bình thường của các chủ thể có quyền trong đấu thầu nên theo quy định tại Điều 89 Luật đấu thầu 2013, hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ là một trong những hành vi bị nghiêm cấm hàng đầu trong đấu thầu.

Môi giới hối lộ trong đấu thầu bị xử lý thế nào?

Theo Điều 122 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về hình thức cấm tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu như sau:

Tùy theo mức độ vi phạm mà áp dụng hình thức cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với tổ chức, cá nhân, cụ thể như sau:

  • Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 03 năm đến 05 năm đối với một trong các hành vi vi phạm các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 89 của Luật Đấu thầu;
  • Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 01 năm đến 03 năm đối với một trong các hành vi vi phạm các Khoản 8 và 9 Điều 89 của Luật Đấu thầu;
  • Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 06 tháng đến 01 năm đối với một trong các hành vi vi phạm các Khoản 6 và 7 Điều 89 của Luật Đấu thầu;
  • Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 01 năm đến 05 năm đối với hành vi vi phạm việc sử dụng lao động quy định tại Khoản 8 Điều 12 của Nghị định này.

Như vậy, đối chiếu quy định tại mục nêu trên, hành vi môi giới hối lộ sẽ bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 03 năm đến 05 năm

Vi phạm đấu thầu bị xử lý hình sự trong trường hợp nào?

Hành vi môi giới hối lộ trong đấu thầu nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì còn có thể truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định Điều 222 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Mặt khách quan: Hành vi khách quan của tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng này thể hiện qua việc người phạm tội đã lợi dụng chức vụ quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây: can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu; thông thầu; gian lận trong đấu thầu; cản trở hoạt động đấu thầu; vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu; chuyển nhượng thầu trái phép.

Đây là tội có cấu thành vật chất được coi là đã hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra hậu quả thực tế, hành vi can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu; thông thầu; gian lận trong đấu thầu, cản trở đấu thầu….được người phạm tội hoàn thành và đã gây thiệt hại vào việc thực hiện chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Xâm phạm công tác quản lý hoạt động đấu thầu các công trình, dự án của Nhà nước. Xâm phạm tới hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, ảnh hưởng tới uy tín, hình ảnh quốc gia.

Thiệt hại ở đây không nhất thiết là thiệt hại về tài sản của Nhà nước, mà có thể là thiệt hại về tài sản của các nhà thầu, các cá nhân, tổ chức khác…Hậu quả của hành vi phạm tội là dấu hiệu bắt buộc đối với tội phạm này. Theo đó, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên, hoặc gây thiệt hại dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi khách quan nêu trên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về mặt chủ quan: Người thực hiện hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng có lỗi cố ý trực tiếp khi nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và thấy trước hậu quả của hành vi đó mà vẫn mong muốn nó xảy ra.

Về mặt chủ thể: Chủ thể của tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng cũng tương tự đối với các tội xâm phạm khác, theo đó, cá nhân phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật hình sự khi cá nhân đó có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt đến độ tuổi luật định được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015:

“Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.”

Mặc dù quy định về chủ thể của tội phạm này không có sự khác biệt so với các loại tội phạm khác, nhưng do đặc thù chuyên ngành nên không phải cá nhân nào cũng có thể thực hiện được hành vi phạm tội đối với tội này. Chủ thể của tội phạm vi phạm các quy định về đấu thầu thường là những người thực hiện các giai đoạn, công việc liên quan tới hoạt động đấu thầu như chủ đầu tư, bên mời thầu, bên dự thầu, tư vấn, giám sát,…

Vậy hành vi vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu nếu đủ các yếu tố cấu thành tội phạm sẽ bị xử lý hình sự về “Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

Đối với hành vi môi giới hối lộ, người có hành vi môi giới hối lộ mà đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội môi giới hối lộ được quy định tại Điều 365 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 với mức phạt cụ thể như sau:

Khung 1:

Người nào môi giới hối lộ mà của hối lộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
  • Lợi ích phi vật chất.

Khung 2:

  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
  • Có tổ chức;
  • Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
  • Biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Của hối lộ trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Khung 3:

Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

Khung 4:

Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm.

Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

Lưu ý:

  • Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
  • Người nào môi giới hối lộ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định trên.

Đối với hành vi nhận hối lộ, người có hành vi nhận hối lộ mà đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội nhận hối lộ được quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Căn cứ theo Khoản 1 Điều 354 có thể hiểu người nhận hối lộ là người lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

>>> Xem thêm: Đưa hối lộ bao nhiêu thì bị truy tố hình sự

Mức phạt Tội vi phạm quy định về đấu thầu mới nhất

Điều 222 Bộ luật Hình sự quy định 04 Khung hình phạt đối cá nhân như sau:

Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

  • Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu;
  • Thông thầu;
  • Gian lận trong đấu thầu;
  • Cản trở hoạt động đấu thầu;
  • Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu;
  • Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu;
  • Chuyển nhượng thầu trái phép.

Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:

  • Vì vụ lợi;
  • Có tổ chức;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
  • Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

Khung hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Tư vấn, bào chữa về môi giới hối lộ trong đấu thầu

Quy trình tư vấn, bào chữa của Luật sư

Quy trình tư vấn, bào chữa của Luật sư

  • Luật sư tư vấn luật đấu thầu trực tuyến miễn phí qua điện thoại
  • Luật sư sẽ đưa ra đánh giá ban đầu và tư vấn phương hướng giải quyết vụ việc, bào chữa cho thân chủ liên quan tội môi giới hối lộ;
  • Luật sư tư vấn, hướng dẫn giải quyết vụ án hình sự;
  • Tư vấn soạn thảo đơn từ, văn bản phục vụ cho quá trình tố tụng;
  • Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích cho bị can, bị cáo không bị xâm phạm, tránh những tiêu cực trong quá trình điều tra của cơ quan điều tra
  • Luật sư thực hiện việc khiếu nại kết luận điều tra, tiến hành nghiên cứu hồ sơ, xem xét và đánh giá chứng cứ nhằm đưa ra các nhận định, nộp bổ sung chứng cứ, gửi bản ý kiến về tội danh, về định khung, về mức lượng hình của thân chủ.
  • Luật sư đại diện cho thân chủ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, thay mặt bị cáo biện luận trước tòa, tham gia tranh luận.

Luật L24H hy vọng qua bài đọc trên, bạn đọc đã hiểu rõ hơn các quy định về Môi giới hối lộ trong đấu thầu. Việc môi giới hối lộ được xem là hành vi vi phạm pháp luật bị nghiêm cấm hàng đầu trong đấu thầu. Do đó, việc hiểu về cấu thành tội phạm cũng như căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự giúp tránh những hậu quả pháp lý đáng tiếc có thể xảy ra. Mọi thông tin cần thuê LUẬT SƯ BÀO CHỮA, TƯ VẤN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ vui lòng gọi vào Hotline 1900633716. Luật sư hình sự sẽ tư vấn giáp đáp trực tuyến miễn phí

Scores: 4.6 (35 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,914 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716