Miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại khi nào

Miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại khi nào? Vấn đề được nhiều tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa nhập khẩu tìm kiếm. Vậy khi nào được áp dụng miễn trừ? Bài viết dưới đây của Luật L24H sẽ cung cấp cho quý bạn đọc thông tin về các trường hợp được áp dụng miễn trừ và  thủ tục đề nghị miễn trừ biện pháp phòng vệ thương mại.

Miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại

Miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại

 

Biện pháp phòng vệ thương mại là gì?

Theo khoản 1 Điều 67 Luật Quản lý ngoại thương 2017, các biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm biện pháp chống bán phá giá, biện pháp chống trợ cấp và biện pháp tự vệ do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam trong những trường hợp cụ thể.

Như vậy, căn cứ theo khoản 1 Điều 67 Luật Quản lý ngoại thương 2017, thì biện pháp phòng vệ thương mại được quy định dưới dạng liệt kê chứ không được định nghĩa cụ thể. Tuy nhiên, biện pháp phòng vệ thương mại có thể được hiểu là những biện pháp về thương mại, nhằm ngăn chặn, hạn chế hàng hóa nhập khẩu đối với một hoặc một số loại hàng hoá nhập khẩu bị bán phá giá, được trợ cấp tăng nhanh đột biến, gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước, bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước những đối thủ cạnh tranh nước ngoài.

Khi nào miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại

Hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương được Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời, biện pháp phòng vệ thương mại chính thức, nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

  • Hàng hóa trong nước không sản xuất được;
  • Hàng hóa có đặc điểm khác biệt với hàng hóa sản xuất trong nước mà hàng hóa sản xuất trong nước đó không thể thay thế được;
  • Hàng hóa là sản phẩm đặc biệt của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước;
  • Hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước không được bán trên thị trường trong nước trong cùng điều kiện thông thường;
  • Hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước không đáp ứng đủ lượng sử dụng trong nước;
  • Tất cả hàng hóa nhập khẩu nằm trong tổng lượng đề nghị miễn trừ được nêu ở trên phục vụ mục đích nghiên cứu, phát triển và các mục đích phi thương mại khác.

Cơ sở pháp lý: Điều 10 Thông tư 37/2019/TT-BCT do Bộ Công Thương ban hành ngày 29/11/2019

Thời hạn miễn trừ

Thời hạn miễn trừ

Thời hạn miễn trừ

Căn cứ theo Điều 11, Điều 16 Thông tư 37/2019/TT-BCT thì thời hạn miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được quy định như sau:

  • Đối với trường hợp Cơ quan điều tra thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ miễn trừ sau khi Bộ Công Thương ban hành quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời, thì thời hạn miễn trừ không vượt quá thời hạn áp dụng của biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời đó.
  • Đối với trường hợp Cơ quan điều tra thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ miễn trừ sau khi Bộ Công Thương ban hành quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại chính thức, thì Cơ quan điều tra xem xét thời hạn miễn trừ không vượt quá 18 tháng tính từ ngày quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó hoặc đến ngày 31 tháng 12 của năm tiếp theo.
  • Đối với trường hợp Cơ quan điều tra thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ miễn trừ vào tháng 3 và tháng 9 hàng năm, thì Cơ quan điều tra xem xét thời hạn miễn trừ không vượt quá 18 tháng tính từ ngày 01 tháng 01 của năm tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ hoặc tính từ ngày Quyết định miễn trừ được ban hành.
  • Đối với các hồ sơ đề nghị miễn trừ bổ sung được Cơ quan điều tra tiếp nhận, thì thời hạn miễn trừ bổ sung được tính theo hiệu lực của quyết định miễn trừ ban đầu.

Thủ tục miễn trừ

Hồ sơ chuẩn bị

Hồ sơ miễn trừ

Hồ sơ miễn trừ

Đối với trường hợp cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đề nghị miễn trừ lần đầu thì hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (sau đây gọi là hồ sơ miễn trừ) bao gồm các giấy tờ và tài liệu sau đây:

  • Đơn đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 37/2019/TT-BCT do Bộ Công Thương ban hành ngày 29/11/2019;
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp;
  • Thông tin mô tả về hàng hóa nhập khẩu đề nghị miễn trừ, bao gồm: tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn của quốc tế và Việt Nam và mã số hàng hóa theo danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;
  • Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá nhập khẩu hàng hóa đề nghị miễn trừ (trong 03 năm gần nhất và năm hiện tại);
  • Quy trình sản xuất sản phẩm sử dụng nguyên liệu đầu vào là hàng hóa đề nghị miễn trừ;
  • Nhu cầu tiêu thụ hoặc sử dụng hàng hóa nhập khẩu đề nghị miễn trừ (trong 03 năm gần nhất và năm hiện tại);
  • Định mức tiêu hao theo quy định của pháp luật hoặc định mức sử dụng dự kiến của nguyên vật liệu là hàng hóa nhập khẩu đề nghị miễn trừ;
  • Văn bản, tài liệu hoặc mẫu mã chứng minh sự khác biệt giữa hàng hóa đề nghị miễn trừ và hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước;
  • Thông tin về cơ sở, dây chuyền sản xuất và sản lượng sản xuất hàng hóa đề nghị miễn trừ trong 03 năm gần nhất và năm hiện tại;
  • Tài liệu chứng minh về nhu cầu sử dụng lượng hàng hóa đề nghị miễn trừ, bao gồm: hợp đồng ký kết với khách hàng, phê duyệt các dự án đang triển khai hoặc các tài liệu khác có liên quan.

Đối với trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ miễn trừ bổ sung tới Cơ quan điều tra thì hồ sơ miễn trừ bao gồm các giấy tờ và tài liệu sau đây:

  • Đơn đề nghị miễn trừ (bổ sung) áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo mẫu ban hành tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 37/2019/TT-BCT do Bộ Công Thương ban hành ngày 29/11/2019;
  • Bản sao phiếu trừ lùi lượng hàng hóa nhập khẩu được miễn trừ của cơ quan hải quan;
  • Báo cáo xuất nhập tồn kho đối với sản phẩm được miễn trừ;
  • Báo cáo tình hình sản xuất hàng hóa có sử dụng hàng được miễn trừ làm nguyên liệu đầu vào;
  • Kế hoạch sản xuất trong thời gian tiếp theo, các hợp đồng đã ký kết và sẽ được thực hiện hoặc các thông tin, tài liệu cần thiết khác.

Cơ sở pháp lý: Điều 14 Thông tư 37/2019/TT-BCT do Bộ Công Thương ban hành ngày 29/11/2019

Trình tự thực hiện

Theo Nghị định 10/2018/NĐ-CP và Thông tư 37/2019/TT-BCT thì trình tự thủ tục để thực hiện đề nghị miễn trừ được quy định như sau:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ miễn trừ. Thành phần hồ sơ đã được nêu ở trên. Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ miễn trừ qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký hoặc tài khoản truy cập hệ thống đã được cấp để tiến hành cập nhật và chỉnh sửa thông tin theo yêu cầu của Cơ quan điều tra. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân nộp mẫu sản phẩm liên quan kèm theo hồ sơ, tài liệu đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thì mẫu được nộp trực tiếp tại Cơ quan điều tra hoặc nộp qua đường bưu điện.
  • Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Hồ sơ miễn trừ, Cơ quan điều tra thông báo cho tổ chức, cá nhân về tính đầy đủ và hợp lệ của Hồ sơ miễn trừ. Nếu Hồ sơ miễn trừ chưa đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan điều tra thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp Hồ sơ miễn trừ để bổ sung.
  • Bước 3: Thời gian giải quyết. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được Hồ sơ miễn trừ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

Cơ sở pháp lý: Điều 7 Nghị định 10/2018/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 15/01/2018 và Điều 15 Thông tư 37/2019/TT-BCT do Bộ Công Thương ban hành ngày 29/11/2019

Tư vấn miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại

  • Tư vấn khách hàng căn cứ, điều kiện để được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
  • Hỗ trợ khách hàng soạn thảo hồ sơ, chuẩn bị các giấy tờ cần thiết khi tiến hành miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
  • Tư vấn, hỗ trợ khách hàng về quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật về miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
  • Đại diện theo ủy quyền của khách hàng liên hệ với cơ quan có thẩm quyền khi làm các thủ tục miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý khác liên quan trong quá trình làm thủ tục miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

Bài viết trên của Luật L24H đã giải đáp về các trường hợp được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại cũng như hướng dẫn trình tự thủ tục đề nghị áp dụng miễn trừ. Nếu quý bạn đọc có thắc mắc hoặc nhu cầu tư vấn thủ tục miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại hoặc các vấn đề pháp lý liên quan, vui lòng liên hệ qua hotline 1900.633.716 để được luật sư doanh nghiệp hỗ trợ và tư vấn tận tình nhất. Xin cảm ơn

Scores: 5 (29 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,915 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716