Mẫu giấy vay tiền, giấy mượn tiền viết tay ngắn gọn chuẩn pháp lý

Mẫu giấy vay tiền, giấy mượn tiền viết tay ngắn gọn thế nào là chuẩn pháp lý là câu hỏi thường gặp của rất nhiều người. Trong cuộc sống có rất nhiều cuộc giao dịch vay tiền, mượn tiền nhưng không phải ai cũng có khả năng đánh máy để soạn thảo hợp đồng bằng văn bản. Do đó, viết tay các hợp đồng là trường hợp phổ biến. Chính vì vậy, để hiểu thêm về giấy viết tay giao dịch vay tiền, mượn tiền đúng quy định của pháp luật thì Quý khách hàng có thể tham khảo bài viết sau.

>>> Xem thêm: Cho vay tiền có giấy viết tay có đòi được không

Mẫu giấy vay tiền viết tay

Mẫu giấy vay tiền viết tay ngắn gọn

Thế nào là giấy vay tiền, mượn tiền?

Giấy vay tiền, mượn tiền là giấy tờ ghi lại sự thỏa thuận giữa hai bên về việc cho vay, mượn tiền như: số tiền cho vay, mươn; lãi suất cho vay, mượn; thời hạn trả nợ và cam kết trả nợ. Ngoài ra, giấy vay tiền, mượn tiền còn là bằng chứng pháp lý quan trọng khi có tranh chấp xảy ra vì nó chứng minh được là giao dịch cho vay, mượn tiền có xảy ra trên thực tế và đã được thỏa thuận cụ thể bởi hai bên.

Lãi suất vay tiền là như thế nào?

Căn cứ theo điều 468 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất cho vay trong giao dịch dân sự như sau:

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan có quy định khác.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất, khi đó lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định là không quá 10%/năm.

>>> Xem thêm: Luật cho vay tiền cá nhân – mức lãi suất tối đa cho phép

Giấy vay tiền, mượn tiền viết tay có hợp pháp không?

Hình thức của giao dịch có thể được lập bằng văn bản, ở đây bao gồm cả giấy viết tay. Do đó, giấy vay tiền, mượn tiền viết tay được xem là một hình thức của giao dịch.

Bên cạnh đó, giấy vay tiền, mượn tiền viết tay hợp pháp nếu thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập
  • Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện
  • Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội
  • Lãi suất vay không vượt quá quy định của pháp luật

(Điều 117, 119, Khoản 1 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015)

Mẫu giấy vay tiền, mượn tiền

Hợp đồng vay tiền giữa cá nhân với cá nhân

==>>CLICK TẢI MẪU HỢP ĐỒNG VAY TIỀN CÁ NHÂN

Hợp đồng mượn tiền giữa cá nhân với cá nhâ

Hợp đồng vay tiền giữa cá nhân với cá nhân

Hợp đồng mượn tiền giữa cá nhân với pháp nhân với pháp nhân

==>>CLICK TẢI MẪU HỢP ĐỒNG VAY TIỀN PHÁP NHÂN

Hợp đồng mượn tiền giữa cá nhân với pháp nhân với pháp nhân

Hợp đồng mượn tiền giữa cá nhân với pháp nhân với pháp nhân

Cách viết tay giấy vay tiền, mượn tiền

  1. Thông tin bên cho vay, mượn (tên, năm sinh, nơi cư trú, CMND/CCCD, …)
  2. Thông tin bên vay, mượn (tên, năm sinh, nơi cư trú, CMND/CCCD, …)
  3. Các điều khoản thỏa thuận:
  4. Số tiền cho vay, mượn
  5. Thời hạn cho vay, mượn (thời hạn trả nợ)
  6. Lãi suất cho vay và phương thức trả nợ (vay thế chấp hay vay không thế chấp)
  7. Mục đích vay
  8. Phương thức giải quyết tranh chấp
  9. Phương thức giải quyết vi phạm
  10. Cam kết của các bên
  11. Điều khoản cuối cùng

Một số lưu ý khi viết giấy vay tiền, mượn tiền

Giấy vay tiền, mượn tiền viết tay không cần công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, nên công chứng, chứng thức để đảm bảo tối đa quyền lợi của bản thân

Nếu trong giấy vay tiền, mượn tiền có thỏa thuận thực hiện giao dịch vô thời hạn thì bên cho vay có thể đòi tiền bất cứ lúc nào

Giấy vay tiền, mượn tiền cần đầy đủ các thông tin sau:

  • Thông tin người vay, mượn (họ tên, năm sinh, CMND/CCCD, địa chỉ liên lạc, số điện thoại, …)
  • Thông tin người cho vay, mượn (họ tên, năm sinh, CMND/CCCD, địa chỉ liên lạc, số điện thoại, …)
  • Số tiền vay, mượn: phải được ghi cụ thể bằng số và chữ
  • Thời hạn cho vay: Ngày, tháng, năm cụ thể
  • Lãi suất: có thể thỏa thuận hoặc không thỏa thuận nhưng không được vượt quá quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015
  • Phương thức trả nợ: Các bên thỏa thuận phương thức trả nợ và phải nêu rõ trong giấy vay, mượn tiền
  • Cam kết trả nợ: Bên vay cam kết về việc trả nợ đúng hạn, đúng số tiền vay và lãi suất vay (nếu có) còn bên cho vay cam kết về việc trả lại tài sản mà bên vay đã thế chấp trước đó (nếu có) sau khi bên vay đã hoàn thành trả nợ.

Giấy vay tiền cần có ít nhất 02 bản, bên vay và bên cho vay mỗi bên giữ một bản giống nhau. Khi làm Giấy vay tiền viết tay, các bên có thể bên thứ 03 làm chứng để đảm bảo phòng tránh rủi ro tối đa.

Nghĩa vụ của các bên trong quan hệ vay tài tiền?

Nghĩa vụ của bên cho vay, mượn

  • Giao đủ tiền theo đúng giấy vay, mượn tiền
  • Thực hiện đúng thời hạn cho vay (trừ giao dịch không kỳ hạn)
  • Lãi suất không thay đổi trong thời hạn thỏa thuận

Nghĩa vụ của bên vay, mượn

  • Bên vay, mượn phải trả đủ tiền cho bên cho vay, mượn khi đến hạn
  • Nếu vay, mượn tiền có lãi mà đến hạn bên vay, mượn không trả hoặc không trả đủ thì phải trả lãi chậm thanh toán
  • Có quyền trả trước thời hạn nhưng phải trả toàn bộ lãi suất theo kỳ hạn

(Điều 465, 466, 470 Bộ luật Dân sự 2015)

Luật sư tư vấn mẫu giấy cho vay tiền, mượn tiền

  • Tư vấn mẫu giấy cho vay tiền, mượn tiền
  • Tư vấn hợp đồng cho vay, mượn có thế chấp
  • Tư vấn về thế chấp
  • Hỗ trợ soạn thảo hợp đồng vay tiền cá nhân, mượn tiền
  • Hỗ trợ khi có tranh chấp xảy ra
  • Tư vấn, bào chữa khi có vi phạm xảy ra
  • Tư vấn về lãi suất

>>> Xem thêm: Cho người khác vay tiền lãi suất cao có kiện đòi được không

Mẫu giấy viết tay mượn tiền thực hiện các giao dịch dân sự khá phổ biến trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, giấy viết tay có những bất cập về pháp lý trong quá trình giao dịch, không đảm bảo tối đa được quyền và lợi ích của bản thân. Do đó, để có thể làm được mẫu viết tay đúng với quy định của pháp luật, hiểu rõ các điều kiện có hiệu lực của giấy vay mượn tiền viết tay, … Quý khách hàng nên tham khảo bài viết trên. Nếu có khó khăn, thắc mắc hoặc có nhu cầu cần được luật sư tư vấn về các giao dịch dân sự, các tranh chấp hợp đồng , … vui lòng liên hệ Luật L24H qua số Hotline: 1900.633.716 để được đội ngũ luật sư chuyên môn hỗ trợ. Xin cảm ơn.

Scores: 4.5 (34 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,791 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716