Mẫu đơn xin miễn giảm tiền xử phạt vi phạm hành chính

Mẫu đơn xin miễn giảm tiền xử phạt vi phạm hành chính là một nội dung pháp lý hữu ích đang được nhiều người quan tâm, đặc biệt là đối với các chủ thể không có điều kiện để thực hiện việc nộp phạt khi bị xử phạt vi phạm hành chính. Bài viết sau đây tôi sẽ trình bày thủ tục, mẫu đơn xin miễn giảm tiền xử phạt vi phạm hành chính để hỗ trợ độc giả kiến thức pháp lý về vấn đề trên.

đơn xin miễn giảm tiền xử phạt vi phạm hành chính

Hướng dẫn làm đơn xin miễn giảm tiền xử phạt vi phạm hành chính

Vi phạm hành chính là gì?

Theo Khoản 1 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi bổ sung năm 2020 (Luật XLVPHC 2012) định nghĩa vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

>>> Xem thêm: Vi phạm hành chính là gì? Các hình thức, nguyên tắc xử phạt

Khi nào được miễn giảm tiền xử phạt vi phạm hành chính

Theo Điều 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 38 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020), quy định các trường hợp được miễn giảm tiền xử phạt vi phạm hành chính như sau:

  1. Được giảm một phần tiền phạt khi:
  • Cá nhân tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc;
  • Tổ chức tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.
  1. Cá nhân được miễn phần tiền phạt còn lại khi:
  • Đã được giảm một phần tiền phạt theo quy định tại khoản 1 Điều này mà tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc;
  • Đã nộp tiền phạt lần thứ nhất hoặc lần thứ hai trong trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này nhưng gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc; trường hợp gặp khó khăn đột xuất về kinh tế do mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn phải có thêm xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên.
  1. Tổ chức được miễn phần tiền phạt còn lại ghi trong quyết định xử phạt khi đáp ứng đủ điều kiện sau đây:
  • Đã được giảm một phần tiền phạt theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc đã nộp tiền phạt lần thứ nhất hoặc lần thứ hai trong trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này;
  • Đã thi hành xong hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định xử phạt;
  • Tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.
  1. Cá nhân được miễn toàn bộ tiền phạt khi:
  • Đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 76 của Luật này mà tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc;
  • Bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên, đang gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc; trường hợp gặp khó khăn đột xuất về kinh tế do mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn phải có thêm xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên.
  1. Tổ chức được miễn toàn bộ tiền phạt khi:
  • Đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền theo quy định;
  • Đã thi hành xong hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định xử phạt;
  • Tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.

Các trường hợp được miễn giảm tiền xử phạt vi phạm hành chính là những trường hợp gặp khó khăn về kinh tế, sức khỏe, dịch bệnh,… quy định trên thể hiện sự nhân đạo của pháp luật, hạn chế tình trạng bần cùng hóa cá nhân, tổ chức bị xử phạt. Bên cạnh đó, điều kiện để được miễn giảm còn yêu cầu phải có sự xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền nhằm mục đích bảo đảm tính chính xác cho quá trình hỗ trợ miễn, giảm.

Thủ tục đề nghị miễn, giảm tiền xử phạt vi phạm hành chính

Điều kiện để thực hiện miễn giảm tiền phạt

Điều kiện để thực hiện miễn giảm tiền phạt

Theo khoản 6 Điều 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 ( Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 38 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020) quy định:

Cá nhân, tổ chức phải có đơn đề nghị giảm, miễn tiền phạt kèm theo xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này gửi người đã ra quyết định xử phạt. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn, người đã ra quyết định xử phạt xem xét, quyết định việc giảm, miễn và thông báo cho người có đơn đề nghị giảm, miễn biết; nếu không đồng ý với việc giảm, miễn thì phải nêu rõ lý do.

Như vậy, kết hợp với phần phân tích về các trường hợp được miễn giảm tiền phạt ở trên, để được miễn, giảm tiền phạt, cá nhân, tổ chức phải:

  • Là đối tượng đáp ứng các điều kiện được miễn giảm tiền phạt
  • Nộp đơn đề nghị miễn, giảm tiền phạt
  • Có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền như Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp (đối với tổ chức),…

Mẫu đơn xin miễn giảm, tiền phạt vi phạm hành chính

Mẫu đơn xin miễn/giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

đơn xin miễn giảm, tiền phạt vi phạm hành chính

đơn xin miễn giảm, tiền phạt vi phạm hành chính

>>> Xem thêm: Mẫu giải trình vi phạm hành chính về thuế, hoá đơn

Mẫu số: 01/ĐNMTP tại Phụ lục Nghị định 125/2020/NĐ –CP:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

ĐƠN ĐỀ NGHỊ MIỄN TIỀN PHẠT

Kính gửi:[1] ………………………………………

Tên người nộp thuế:……………………………………………………………………………………………………….

Mã số thuế:…………………………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: ………………………… Fax:………………………Email:……………………………….

  1. Căn cứ đề nghị miễn tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn: bị thiệt hại về vật chất trong trường hợp bất khả kháng quy định tại khoản 27 Điều 3 của Luật Quản lý thuế, cụ thể:

[2] ……………… bị thiệt hại vật chất do[3]…………………………………………………………………. ;

– Địa điểm xảy ra:………………………………………………………………………………………………………..;

– Thời gian xảy ra:………………………………………………………………………………………………………..;

– Giá trị thiệt hại vật chất:………………………………………………………………………………………………;

– Giá trị thiệt hại được bồi thường (nếu có):………………………………………………………………………

  1. Tổng số tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt (nếu có) còn nợ tại thời điểm xảy ra sự kiện bất khả kháng: ……………………đồng (bằng chữ……………………), trong đó:

– Tiền phạt: ……………………………… đồng (bằng chữ………………………………………………);

– Tiền chậm nộp tiền phạt: …………………………đồng (bằng chữ………………………………….).

  1. Số tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt đề nghị được miễn: ……………… đồng (bằng chữ……………), trong đó:

– Tiền phạt: ………………………………đồng (bằng chữ……………………………………………….);

– Tiền chậm nộp tiền phạt: …………………………đồng (bằng chữ………………………………….).

  1. Hồ sơ gửi kèm:[4]

a)………………………………………………………………………………………………………………………

b)………………………………………………………………………………………………………………………

[2] …………………… cam đoan số liệu, tài liệu và thông tin nêu trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những tài liệu, số liệu đã khai./.

 

……., ngày…tháng…năm….
NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
(Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có))

_______________

[1] Ghi tên người ban hành quyết định xử phạt hoặc cơ quan của người có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt;

[2] Ghi tên người nộp thuế;

[3] Ghi cụ thể trường hợp bất khả kháng người nộp thuế gặp phải theo quy định tại khoản 27 Điều 3 của Luật Quản lý thuế;

[4] Ghi rõ tên từng loại tài liệu, bàn chính hay bản sao.

Mẫu đơn xin miễn/giảm tiền phạt vi phạm giao thông

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

ĐƠN ĐỀ NGHỊ MIỄN TIỀN PHẠT

Kính gửi: Công an xã/huyện/tỉnh …..

Họ và tên: ……………………………… Sinh ngày:…………………..………

Chứng minh nhân dân số: ……… Ngày cấp: ………. Nơi cấp: ………………

Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………

Chỗ ở hiện tại: .…………………………………………………………….……

  1. Căn cứ đề nghị miễn tiền phạt vi phạm hành chính về giao thông, gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai/thảm họa/hỏa hoạn/dịch bệnh cụ thể:

[2] ……………… bị thiệt hại vật chất do[3]…………………………………………………………………. ;

– Địa điểm xảy ra:………………………………………………………………………………………………… ;

– Thời gian xảy ra:……………………………………………………………………………………………….. ;

– Giá trị thiệt hại vật chất:………………………………………………………………………………………. ;

– Giá trị thiệt hại được bồi thường (nếu có):………………………………………………………………..

  1. Tổng số tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt (nếu có) còn nợ tại thời điểm xảy ra sự kiện gây ra khó khăn về kinh tế: ……………………đồng (bằng chữ……………………), trong đó:

– Tiền phạt: ……………………………… đồng (bằng chữ………………………………………………);

– Tiền chậm nộp tiền phạt: …………………………đồng (bằng chữ………………………………….).

  1. Số tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt đề nghị được miễn: ……………… đồng (bằng chữ ………………), trong đó:

– Tiền phạt: ………………………………đồng (bằng chữ……………………………………………….);

– Tiền chậm nộp tiền phạt: …………………………đồng (bằng chữ………………………………….).

  1. Hồ sơ gửi kèm:[4]

a)………………………………………………………………………………………………………………………

b)………………………………………………………………………………………………………………………

[2] …………………… cam đoan số liệu, tài liệu và thông tin nêu trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những tài liệu, số liệu đã khai./.

 

……., ngày…tháng…năm….
NGƯỜI NỘP ĐƠN
(Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có))

_______________

[1] Ghi tên người ban hành quyết định xử phạt hoặc cơ quan của người có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt;

[2] Ghi tên người bị xử phạt vi phạm hành chính;

[3] Ghi cụ thể trường hợp bất khả kháng người nộp đơn gặp phải theo quy định tại Điều 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 ( Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 38 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020);

[4] Ghi rõ tên từng loại tài liệu, bản chính hay bản sao.

Tư vấn thủ tục miễn giảm tiền xử phạt vi phạm hành chính

Đội ngũ luật sư hành chính giàu kinh nghiệm

Đội ngũ luật sư hành chính giàu kinh nghiệm

  • Tư vấn các quy định về miễn giảm tiền xử phạt vi phạm hành chính;
  • Tư vấn, hỗ trợ khách hàng thực hiện các thủ tục pháp lý về miễn giảm tiền xử phạt vi phạm hành chính;
  • Đại diện khách hàng làm việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Thực hiện các yêu cầu khác của khách hàng.

Bài viết trên đây là nội dung tư vấn của tôi về đơn xin miễn giảm tiền xử phạt vi phạm hành chính và các thủ tục pháp lý liên quan, nếu quý độc giả có bất kì câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp lý trên, cần tôi tư vấn luật hành chính xin vui lòng liên hệ hotline  1900.633.716 để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng.

Scores: 4.8 (46 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,828 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716