Mẫu đơn tố cáo vay tiền không trả là hồ sơ cần thiết gửi đến Công an tiếp nhận giải quyết về các hành vi vị phạm nghĩa vụ trả nợ, người mượn nợ cố tình không trả bỏ trốn, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản..Để hiểu thêm các quy định pháp luật xử lý về vấn đề vay tiền không trả cũng như trình tự, thủ tục khởi kiện đòi nợ, Quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Luật L24H hướng dẫn kinh nghiệm xử lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Hướng dẫn soạn mẫu đơn tố cáo vay tiền không trả.
Khi nào cần tố cáo người vay tiền không trả?
- Căn cứ tại Khoản 1 Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
- Như vậy, bên vay phải có nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn đã nêu trong hợp đồng dân sự trước đó. Nếu bên vay không thực hiện thì sẽ được coi là hành vi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng. Khi đó, bên cho vay có thể gửi khởi kiện kiện hoặc đơn tố cáo về hành vi vay tiền không trả đến cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết.
Phương án xử lý khi người vay tiền không trả
Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án
- Theo Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về quyền khởi kiện như sau: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”
- Trình tự, thủ tục kiện đòi tài sản được thực hiện theo các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Khi khởi kiện đòi tài sản, đương sự cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
- Đơn khởi kiện
- Chứng cứ, giấy tờ, tài liệu minh chứng khoản vay;
- Giấy xác nhận của cơ quan nhà nước hoặc giấy tờ minh chứng về địa chỉ cư trú, làm việc của bị đơn;
- Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu.
Nộp đơn tố cáo gửi công an
Trong trường hợp, người vay tiền không trả nợ và nhận thấy có dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, thì người cho vay có thể trình báo vụ việc lên cơ quan công an. Việc trình báo với cơ quan công an có thể thực hiện bằng hình thức văn bản dưới dạng đơn trình báo hoặc đơn tố giác.
Cách viết mẫu đơn tố cáo vay tiền không trả
Mẫu đơn tố cáo vay tiền không trả
Quý khách hàng có thể tham khảo mẫu đơn dưới đây:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN TỐ CÁO
“Về việc: hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”
Kính gửi: Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra Công An……………….
Người tố cáo:
Họ và tên:…………………………………….Sinh năm:……………………………….
CMND số:………………………….Ngày cấp:………..Nơi cấp:……………………….
Trú tại:……………………………………………………………………………………
Người bị tố cáo:
Họ và tên:…………………………………….Sinh năm:……………………………….
CMND số:………………………….Ngày cấp:………..Nơi cấp:……………………….
Trú tại:……………………………………………………………………………………
Tôi xin trình bày nội dung tố cáo như sau:
Năm ….., tôi có quen ông/bà….…. qua việc buôn bán chung ở …………… Tháng …………, ông/bà…… nói đang khó khăn về kinh tế nên bà muốn vay tôi một số tiền để có thêm vốn phục vụ cho việc buôn bán ở chợ. Bản thân tôi cũng buôn bán nhỏ lẻ nên cũng không có đủ tiền cho ông/bà …….. vay. Vì nghĩ thương hoàn cảnh ông/bà………. gặp nhiều khó khăn và là chỗ bạn hàng quen biết nên tôi đã đi vay tiền nhiều người khác rồi cho cho ông/bà…… vay lại. Ngày ……., tôi đã cho ông/bà ………..vay số tiền là: ………………….. (Bằng chữ: ……………………………), với lãi suất ….%/tháng, thời hạn vay ….tháng kể từ khi vay. Khi giao nhận tiền luôn có sự chứng kiến của……………. Và ông/bà …………………. có viết giấy vay tiền rồi giao cho tôi cất giữ.
Hết hạn trả nợ, vào ngày …………., tôi đã yêu cầu trả nợ nhưng ông/bà…………. khất nợ, hẹn sẽ trả sớm trong tháng. Nhiều lần sau đó, ông/bà ……………..cố tình tránh mặt khi tôi tìm gặp và cho đến nay vẫn không trả tiền cho tôi.
Ngày …………, khi tôi tiếp tục đến nhà tìm gặp ông/bà………….thì tôi phát hiện ông/bà………đã dọn sạch đồ đạc ở nhà và bỏ trốn khỏi địa phương. Tôi đã tìm cách liên lạc với ông/bà………. nhiều lần nhưng đều không có kết quả.
Ngày ………, tôi đã có Đơn tường trình sự việc đến Ủy ban nhân dân phường ………… và Đơn trình báo đến Công an phường…………….
Ông/bà……………………. đã lợi dụng lòng tin của tôi để chiếm đoạt tiền đã vay. Sau khi vay tiền bằng các hình thức hợp đồng, ông/bà………….. đã dùng thủ đoạn gian dối, bỏ trốn để chiếm đoạt tiền của tôi. Bây giờ ông/bà………. bỏ trốn, khiến tôi rơi vào cảnh vô cùng khốn khó vì không biết lấy đâu ra tiền để trả nợ cho các chủ nợ khác. Đây không phải là tranh chấp dân sự nữa mà hành vi của ông/bà……….. là vi phạm pháp luật hình sự, có dấu hiệu tội phạm, gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tôi.
Tổng cộng số tiền ông/bà…………….. chiếm đoạt của tôi đến thời điểm này là ………………………..
Với nội dung sự việc đã trình bày như trên, nay tôi yêu cầu Cơ quan Cảnh sát Điều Tra xác minh, điều tra làm rõ hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của ông/bà……………..để xử lý theo quy định của pháp luật và thu hồi tài sản bị chiếm đoạt trả lại cho tôi.
Tôi xin cam đoan trước Cơ quan Cảnh sát Điều tra về nội dung tố cáo trên là hoàn toàn đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về nội dung đã tố cáo.
Kính mong Quý Cơ quan sớm xét và giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho tôi.
Tôi chân thành cảm ơn Quý Cơ quan./.
Tài liệu kèm đơn:
– Bản sao y chứng minh nhân dân, hộ khẩu;
– Bản sao Giấy vay tiền;
– Bản sao Đơn tường trình;
– Bản sao Đơn trình báo;
Bản sao chứng minh nhân dân của ông/bà……
……………, ngày …. tháng …. năm ….
Người tố cáo
(ký, ghi rõ họ tên)
>>> Click Tải: Mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Cách viết đơn tố cáo vay tiền không trả
- Cần ghi đầy đủ thông tin của người làm đơn tố cáo, người bị tố cáo (nếu có);
- Trình bày chi tiết nội dung sự việc: ngày giờ, thời điểm diễn ra sự việc, số tiền đã cho vay, thời hạn hẹn trả tiền, các hành vi trốn tránh không trả tiền của người bị tố cáo,…
- Nếu rõ yêu cầu, mong muốn cơ quan giải quyết, bảo đảm quyền lợi cho bên cho vay: xác minh, khởi tố nếu có dấu hiệu tội phạm, buộc bên vay trả lại số tiền đã vay và tiền lãi cho bên cho vay,..
Luật sư hỗ trợ tố cáo vay tiền không trả.
Một số câu hỏi và giải đáp liên quan đến đơn tố cáo vay tiền không trả
Tố cáo, trình báo tội phạm ở đâu?
- Công dân có thể tố cáo, trình báo hành vi phạm tội tại cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án hoặc các cơ quan chức năng khác có thẩm quyền.
- Cơ quan điều tra, viện kiểm sát và các cơ quan chức năng khác có nghĩa vụ tiếp nhận thông tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo quy định của pháp luật.
Cơ sở pháp lý: Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
Trình tự, thủ tục trình báo vạy mượn tiền không trả như thế nào?
- Trực tiếp tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì Cơ quan có thẩm quyền phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận; có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận. Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gửi qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận.
- Trường hợp phát hiện tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
- Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận đó cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.
Cơ sở pháp lý: Điều 146 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
Thời gian giải quyết là bao lâu?
- Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định: Quyết định khởi tố vụ án hình sự; Quyết định không khởi tố vụ án hình sự; Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
- Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.
Cơ sở pháp lý: khoản 1, khoản 2, Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
Thời gian giải quyết đơn tố cáo vay tiền không trả
Những giấy tờ cần kèm theo khi nộp đơn tố cáo vay tiền không trả?
- Hợp đồng vay tiền (nếu có)
- Giấy tờ chứng minh việc vay mượn (biên lai, hóa đơn, chứng từ, tin nhắn…)
- Chứng minh thư nhân dân của người cho vay và người vay
- Các giấy tờ, chứng từ liên quan khác (nếu có)
Có cần có hợp đồng vay tiền mới được tố cáo không?
Không nhất thiết phải có hợp đồng vay tiền, miễn là có chứng cớ chứng minh việc vay mượn (biên lai, hóa đơn, chứng từ, tin nhắn…).
Có thể thuê luật sư hỗ trợ trong quá trình tố cáo vay tiền không trả không?
Bạn hoàn toàn có thể thuê luật sư để hỗ trợ trong quá trình tố cáo vay tiền không trả. Luật sư sẽ giúp bạn lập đơn tố cáo chính xác, đầy đủ thông tin, tư vấn các biện pháp pháp lý phù hợp, và đại diện cho bạn trong các cuộc đàm phán, thủ tục tố tụng và giải quyết tranh chấp.
Luật sư hỗ trợ tố cáo vay tiền không trả
- Tư vấn các thông tin, quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng vay tiền, vấn đề hình sự liên quan đến tội lạm dụng tín nhiệm vay tiền không trả,..
- Tư vấn, hỗ trợ soạn thảo đơn tố cáo vay tiền không trả, đơn khởi kiện, đơn khiếu nại các cơ quan có thẩm quyền nếu các cơ quan này giải quyết không đúng quy định pháp luật;
- Đề xuất phương hướng bảo vệ tối ưu quyền lợi của bên cho vay, đảm bảo bên cho vay nhận lại được đúng số tiền đã cho vay, tiền lãi theo quy định pháp luật
- Đại diện tham gia các hoạt động tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết như cơ quan công an, Tòa án,…
>> Tham khảo thêm về một số nội dung liên quan bên dưới:
- Cho vay nặng lãi có kiện được không
- Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
- Mẫu đơn trình báo lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Hiện nay, việc diễn ra các quan hệ cho vay, đi vay mượn tiền trở nên rất phổ biến, vì thế không ít trường hợp một số đối tượng lạm dụng sự tin tưởng của bên cho vay mà có ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã vay mượn. Vì thế, để bảo đảm quyền lợi của bản thân, Quý khách có thể liên hệ đến tổng đài tư vấn pháp luật 1900633716 để có thể nắm rõ các quy định pháp luật liên quan hoặc tham khảo thêm dịch vụ luật sư khởi kiện đòi nợ của chúng tôi. Xin cảm ơn.