Mẫu đơn tố cáo hành vi đe dọa giết người, hướng dẫn viết, nộp đơn

Mẫu đơn tố cáo hành vi đe dọa giết người cần thiết khi cần trình báo công an về việc bị người khác đe dọa giết người một cách kịp thời. Hành vi quấy rối, nhắn tin đe dọa vẫn có khả năng bị truy cứu hình sự, nạn nhân vẫn có thể trình báo để giúp bảo vệ tốt tính mạng, sức khỏe của bản thân. . Hãy cùng tìm hiểu đơn tố cáo hành vi đe dọa giết người cũng như cách trình bày vụ việc trong bài viết sau.

Mẫu đơn tố cáo hành vi dọa giết

Mẫu đơn tố cáo hành vi dọa giết

Dấu hiệu cấu thành tội đe doạ giết người

Tội đe doạ giết người được quy định tại Điều 133 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Khách thể

Tội phạm đe dọa giết người xâm phạm đến quyền được sống, tính mạng, sức khỏe của người khác được pháp luật Hình sự bảo vệ.

Mặt khách quan

  • Hành vi đe dọa giết người một cách trực tiếp, công khai; qua điện thoại, thư từ; qua công cụ, phương tiện để đe dọa như súng, dao…
  • Gián tiếp ảnh hưởng đến tinh thần cá nhân bị đe dọa và có căn cứ tin rằng tính mạng cá nhân đó có nguy cơ bị xâm hại như thời gian, địa điểm, hoàn cảnh, diễn biến…

Chủ thể

Bất kỳ cá nhân nào có đủ tuổi và đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật Hình sự.

Mặt chủ quan

Lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình, làm cho người bị đe dọa có căn cứ và tin rằng hậu quả sẽ xảy ta, người phạm tội thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả đó xảy ra.

Tố giác, Trình báo công an về việc bị đe dọa giết người

Tố giác, trình báo công an

Tố giác, trình báo công an

Thẩm quyền giải quyết

Cơ quan tiếp nhận tố giác:

  • Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
  • Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm như Công an phường, thị trấn, Đồn công an, Công an xã…

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết:

  • Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;
  • Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;
  • Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.

Cơ sở pháp lý: Điều 145, Điều 146 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.

Đồng thời căn cứ theo Khoản 4 Điều 163 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định: Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.

Như vậy, người bị hại có thể tiến hành tố giác tại cơ quan cảnh sát điều tra  nơi mà họ bị đe doạ giết người.

Hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị

  • Đơn tố giác hoặc trình bày trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền.
  • Bằng chứng với hành vi bị đe dọa giết người.
  • Căn cước công dân, giấy tờ tùy thân khác được sao y chứng thực.
  • Tài liệu, hồ sơ khác có liên quan.

Thủ tục tố giác

  • Người tố giác tiến hành nộp đơn tố giác kèm tài liệu, hồ sơ liên quan. Người tố giác cũng có thể tiến hành tình bày trực tiếp cho Cơ quan có thẩm quyền.
  • Các cơ quan, tổ chức khác sau khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm thì chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Trường hợp khẩn cấp thì có thể báo tin trực tiếp qua điện thoại hoặc hình thức khác cho Cơ quan điều tra nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản.
  • Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận đó cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.

Cơ sở pháp lý: Điều 146 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

Mẫu đơn tố giác hành vi đe doạ giết người

Viết đơn tố giác hành vi có dấu hiệu đe doạ giết người

Viết đơn tố giác hành vi có dấu hiệu đe doạ giết người

Nội dung cần có trong đơn:

  • Ngày, tháng, năm tố giác;
  • Họ tên, địa chỉ của người tố giác, cách thức liên hệ với người tố giác;
  • Thông tin người bị tố giác
  • Hành vi có dấu hiệu phạm tội
  • Ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.

>>> Click tải:  Đơn Tố Giác Tội Phạm

Luật sư hướng dẫn mẫu đơn tố cáo hành vi đe doạ qua tin nhắn

  • Tư vấn các dấu hiệu cấu thành tội đe doạ giết người
  • Tư vấn quy trình, thủ tục làm đơn tố giác
  • Soạn thảo đơn tố giác về hành vi đe doạ qua tin nhắn
  • Đại diện khách hàng làm việc với cơ quan có thẩm quyền

Trình báo công an kịp thời đối với hành vi đe dọa giết người giúp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cũng như tính mạng, sức khỏe của bản thân. Nếu nội dung bài viết chưa rõ hoặc Quý Khách hàng muốn tham khảo thêm từ luật sư Tư vấn Luật Hình sự, trực tuyến miễn phí vui lòng liên hệ Hotline 1900.633.716 để được luật sư hình sự hỗ trợ tư vấn kịp thời.

Scores: 4.9 (12 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,914 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716