Mẫu đơn khởi kiện đòi tiền cọc mua bán nhà đất là mẫu đơn được sử dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp về việc mua bán nhà đất. Cách viết đơn, quy định về mẫu đơn khởi kiện đòi tiền cọc hay thủ tục liên quan là những vấn đề cần được quan tâm để quá trình khởi kiện, giải quyết các tranh chấp thuận tiện hơn. Mời Quý độc giả tham khảo bài viết dưới đây của Luật L24H để nắm rõ hơn về nội dung trên.
Mẫu đơn khởi kiện đòi tiền cọc mua bán nhà đất
Quy định về tiền cọc mua bán nhà đất
Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Việc đặt cọc là sự thỏa thuận của các bên, hiện không có quy định pháp luật cụ thể tuy nhiên đặt cọc nên được xác lập thành hợp đồng và hạn mức đặt cọc dưới 30% để hạn chế rủi ro cho các bên.
Căn cứ Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015.
Khi nào khởi kiện đòi tiền cọc mua bán nhà đất
Trường hợp các bên trong hợp đồng vi phạm về quyền và nghĩa vụ của bên còn lại trong hợp đồng đặt cọc. Đồng thời, việc thực hiện các nghĩa vụ phát sinh không được đảm bảo thì bên có thiệt hại có quyền khởi kiện để đòi tiền cọc.
Căn cứ Điều 186 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Mẫu đơn khởi kiện đòi tiền cọc mua bán nhà đất mới nhất
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……(1), ngày….. tháng …… năm…….
ĐƠN KHỞI KIỆN
Kính gửi: Tòa án nhân dân (2)……………………………………
Người khởi kiện: (3)
Địa chỉ: (4)
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)
Người bị kiện: (5)
Địa chỉ (6)
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)
Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có)(7)
Địa chỉ: (8)
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: …………………(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử : …………………………………………(nếu có)
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) (9)
Địa chỉ: (10)
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ..………………………..………………. (nếu có)
Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:(11)
Người làm chứng (nếu có) (12)
Địa chỉ: (13)
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ……………………………….………… (nếu có).
Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có: (14)
1.
2.
(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) (15)
Người khởi kiện (16)
>>> Tải xuống: Mẫu đơn khởi kiện đòi tiền cọc mua bán nhà đất
>>> Tham khảo thêm về cách: Giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán đất
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 23-DS:
(1) Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ: Hà Nội, ngày….. tháng….. năm……).
(2) Ghi tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B), nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên) và địa chỉ của Tòa án đó.
(3) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì ghi họ tên; đối với trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó.
(4) Ghi nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn khởi kiện. Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Nguyễn Văn A, cư trú tại thôn B, xã C, huyện M, tỉnh H); nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Công ty TNHH Hin Sen có trụ sở: Số 20 phố LTK, quận HK, thành phố H).
(5), (7), (9) và (12) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (3).
(6), (8), (10) và (13) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (4).
(11) Nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết.
(14) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu nào và phải đánh số thứ tự (ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có: bản sao hợp đồng mua bán nhà, bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, …).
(15) Ghi những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án (ví dụ: Người khởi kiện thông báo cho Tòa án biết khi xảy ra tranh chấp một trong các đương sự đã đi nước ngoài chữa bệnh…).
(16) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó; trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp đó phải ký tên điểm chỉ; trường hợp người khởi kiện, người đại diện hợp pháp không biết chữ, không nhìn được, không tự mình làm đơn khởi kiện, không tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện. Nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện, thì người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp. Nếu người khởi kiện không biết chữ thì phải có người làm chứng ký xác nhận theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 189 của Bộ luật tố tụng dân sự.
Căn cứ theo Mẫu số 23-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP về biểu mẫu trong Tố tụng Dân sự 2015).
Cách viết đơn khởi kiện đòi tiền cọc mua bán nhà đất
Đảm bảo những thông tin sau:
- Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
- Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
- Thông tin của cá nhân, tổ chức khởi kiện đòi tiền đặt cọc mua bán nhà đất: tên, nơi cư trú, nơi làm việc, số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có);
- Thông tin của cá nhân, tổ chức bị kiện: khi giống với các thông tin của cá nhân, tổ chức khởi kiện;
- Thông tin của cá nhân, tổ chức có quyền và nghĩa vụ liên quan;
- Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
- Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
Căn cứ theo Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Hướng dẫn viết đơn khởi kiện đòi tiền cọc mua bán nhà đất
Thủ tục khởi kiện đòi tiền cọc mua bán nhà đất
Hồ sơ:
- Đơn khởi kiện: mẫu 23-DS Nghị quyết 012/2017/NQ-HĐTP;
- Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp (hợp đồng đặt cọc, các văn bản thỏa thuận gia hạn đặt cọc);
- Chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu gia đình (có chứng thực hoặc công chứng), nếu người khởi kiện là cá nhân;
- Hồ sơ pháp lý khác của người khởi kiện, đương sự khác như: giấy phép kinh doanh, giấy chứng đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập doanh nghiệp, điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc cử người đại diện doanh nghiệp (bản sao có chứng thực), nếu là pháp nhân;
- Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ số lượng bản chính, bản sao).
Thủ tục:
- Bước 1: Nộp đơn khởi kiện đến tòa án có thẩm quyền. Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện.
- Bước 2: Tòa án phân công thẩm phán để xem xét và giải quyết đơn khởi kiện.
- Bước 3: Nếu đơn hợp lệ, Thẩm phán ra thông báo đóng tiền tạm ứng án phí theo quy định.
- Bước 4: Người khởi kiện thực hiện đóng tiền tạm ứng và nộp biên lai cho Tòa án.
- Bước 5: Thẩm phán tiến hành thụ lý vụ án theo quy định pháp luật.
Cơ sở pháp lý: Điều 191, Điều 195, 196 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
Nộp đơn khởi kiện đòi tiền cọc mua bán nhà đất ở đâu
Nộp trực tiếp tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú hoặc nguyên đơn. Nếu hợp đồng đặt cọc có yếu tố nước ngoài thì nộp lên lên tòa án cấp tỉnh.
Căn cứ Điều 35, Điều 36, Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự.
Thẩm quyền giải quyết khởi kiện đòi tiền cọc mua bán nhà đất
Thẩm quyền giải quyết khởi kiện đòi tiền cọc là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bên bị đơn cư trú hoặc nguyên đơn (nếu có sự thỏa thuận). Trường hợp đương sự ở nước ngoài hoặc cần ủy thác tư pháp thì thuộc thẩm quyền tòa cấp tỉnh.
Căn cứ Khoản 3 Điều 26, Khoản 1, 3 Điều 35, Khoản 1 Điều 37, khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Luật sư tư vấn khởi kiện đòi tiền cọc mua bán nhà đất
- Tư vấn, hướng dẫn viết đơn khởi kiện đòi tiền cọc.
- Tư vấn soạn thảo hợp đồng đặt cọc.
- Tư vấn, hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ để khởi kiện đòi tiền cọc cho khách hàng.
- Thay mặt khách hàng làm việc với bên thứ ba và cơ quan nhà nước.
- Hướng dẫn trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp.
- Tư vấn các vấn đề khác liên quan theo yêu cầu khách hàng.
Tư vấn khởi kiện đòi tiền cọc mua bán nhà đất
Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất là biện pháp được sử dụng thường xuyên để đảm bảo trong quá trình thực hiện mua bán nhà đất. Tuy nhiên do không có quy định cụ thể nên việc xảy ra tranh chấp vi phạm về hợp đồng đặt cọc khá nhiều, do vậy việc nắm các quy định về mẫu đơn khởi kiện đòi tiền cọc mua bán nhà đất là vô cùng cần thiết. Bài viết trên đã nêu rõ các quy định liên quan, trường hợp Quý độc giả có thắc mắc hoặc cần tư vấn luật dân sự, vui lòng liên hệ Hotline 1900.633.716 hoặc qua Website luat24h.com.vn, xin cảm ơn.