Lệ phí yêu cầu hủy phán quyết trọng tài thương mại

Lệ phí yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là một trong những khâu cuối cùng và quan trọng sau khi yêu cầu trên được cơ quan có thẩm quyền xem xét hợp lệ và phê duyệt. Bài viết dưới đây sẽ giúp quý đọc giả nắm được sơ lược về yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, lệ phí thực hiện yêu cầu trên và một số vấn đề liên quan khác.

Quy định về lệ phí yêu cầu hủy phán quyết trọng tài

Quy định về lệ phí yêu cầu hủy phán quyết trọng tài

Thế nào là phán quyết trọng tài thương mại

Khái niệm về phán quyết trọng tài thương mại được quy định cụ thể tại khoản 10 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại năm 2010, theo đó phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài.

Bên cạnh đó, phán quyết trọng trọng tài sẽ được đưa ra dựa trên các nguyên tắc được quy định tại Điều 60 Luật Trọng tài thương mại năm 2010, cụ thể:

  • Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số.
  • Trường hợp biểu quyết không đạt được đa số thì phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài.

>>>Xem thêm: Trọng tài thương mại là gì? đặc điểm, vai trò trong giải quyết tranh chấp

Điều kiện yêu cầu hủy quyết định trọng tài thương mại

Theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại thì thì phán quyết của Trọng tài sẽ được hủy khi có một trong các điều kiện được quy định tại Khoản 2 Điều 68 Luật Trọng tài thương mại năm 2010, cụ thể:

  • Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;
  • Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thỏa thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này;
  • Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ;
  • Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài;
  • Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Thẩm quyền ra quyết định hủy phán quyết

Quy định về thẩm quyền hủy phán quyết trọng tài thương mại được ghi nhận tại Khoản 1 Điều 68 Luật Trọng tài thương mại năm 2010, theo đó Tòa án sẽ là cơ quan có thẩm quyền xem xét việc hủy phán quyết trọng tài khi có đơn yêu cầu của một bên.

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 68 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 thì khi Tòa án xem xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, nghĩa vụ chứng minh được xác định như sau:

  • Bên yêu cầu hủy phán quyết trọng tài quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 68 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 (tức thuộc 4 trường hợp đầu tiên) có nghĩa vụ chứng minh Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong các trường hợp đó;
  • Đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài do trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, Tòa án có trách nhiệm chủ động xác minh thu thập chứng cứ để quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài.

>>> Xem thêm: Các trường hợp được hủy phán quyết trọng tài

Ai có quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài ?

Việc xác định chủ thể có quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài thương mại có thể căn cứ vào Khoản 1 Điều 69 Luật Trọng tài thương mại năm 2010, theo đó trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, nếu một bên có đủ căn cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp tại mục luật định, thì có quyền làm đơn gửi Toà án có thẩm quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài.

Bên cạnh đó, đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là có căn cứ và hợp pháp theo Khoản 2 Điều 69 Luật Trọng tài thương mại năm 2010.

Ngoài ra, Khoản 3 Điều 69 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 ghi nhận trường hợp gửi đơn quá hạn vì sự kiện bất khả kháng thì thời gian có sự kiện bất khả kháng không được tính vào thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.

Thủ tục hủy phán quyết trọng tài

Quy định về trình tự xem xét yêu cầu hủy quyết định trọng tài được quy định cụ thể tại Điều 71 Luật Trọng tài thương mại năm 2010, theo đó gồm các bước như sau:

  1. Bước 1: Sau khi thụ lý đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài, Tòa án có thẩm quyền thông báo ngay cho Trung tâm trọng tài hoặc các Trọng tài viên của Hội đồng trọng tài vụ việc, các bên tranh chấp và Viện kiểm sát cùng cấp.
  2. Bước 2: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý, Chánh án Toà án chỉ định một Hội đồng xét đơn yêu cầu.
  3. Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được chỉ định, Hội đồng xét đơn yêu cầu phải phải mở phiên họp để xét đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài. Khi xét đơn yêu cầu, Hội đồng xét đơn yêu cầu căn cứ vào các quy định tại Điều 68 của Luật này và các tài liệu kèm theo để xem xét, quyết định; không xét xử lại nội dung vụ tranh chấp mà Hội đồng trọng tài đã giải quyết. Sau khi xem xét đơn và các tài liệu kèm theo, nghe ý kiến của những người được triệu tập, nếu có, Kiểm sát viên trình bày ý kiến của Viện kiểm sát, Hội đồng thảo luận và quyết định theo đa số.
  4. Bước 4: Hội đồng xét đơn yêu cầu có quyền ra quyết định huỷ hoặc không huỷ phán quyết trọng tài. Trong trường hợp bên yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài rút đơn hoặc đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp mà không được Hội đồng chấp thuận thì Hội đồng ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu.
  5. Bước 5: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, Tòa án gửi quyết định cho các bên, Trung tâm trọng tài hoặc Trọng tài viên Trọng tài vụ việc và Viện kiểm sát cùng cấp.

Quy trình xem xét hủy phán quyết trọng tài

Quy trình xem xét hủy phán quyết trọng tài

Lệ phí đối với yêu cầu sau khi được giải quyết

Người nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự liên quan đến hoạt động Trọng tài thương mại Việt Nam phải nộp tiền lệ phí Tòa án trong trường hợp yêu cầu hủy phán quyết trọng tài theo Điều 72 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 và Khoản 3 Điều 39 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016  của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án.

Theo đó, tại điểm b Khoản 2 Mục II Phần B Danh mục án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án ghi nhận lệ phí đối với yêu cầu Tòa án xem xét lại phán quyết của Hội đồng trọng tài là 500.000 đồng.

Yêu cầu về lệ phí hủy phán quyết trọng tài

Yêu cầu về lệ phí hủy phán quyết trọng tài

Tư vấn về hủy phán quyết trọng tài thương mại

  • Tư vấn các quy định liên quan đến phán quyết trọng tài thương mại
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại
  • Tư vấn thẩm quyền, điều kiện hủy phán quyết của Trọng tài
  • Tham gia tố tụng khi giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại
  • Khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng tài về việc không có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài vô hiệu, thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được và thẩm quyền của Hội đồng trọng tài.
  • Tư vấn lệ phí khi tham gia giải quyết bằng Trọng tài thương mại.

Bên cạnh một số thủ tục liên quan đến hồ sơ, quy trình tố tụng tại Trọng tài thương mại thì lệ phí yêu cầu hủy phán quyết trọng tài cũng là một nội dung quan trọng mà các bên cũng cần lưu ý. Nếu có khó khăn hoặc thắc mắc gì về vấn đề trên, hãy vui lòng liên hệ đến hotline 1900.633.716 hoặc email [email protected] để được các luật sư dân sự tư vấn kỹ hơn. Xin cảm ơn.

Scores: 5 (38 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,828 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716