Lạm phát là gì? Nguyên nhân và Biện pháp kiểm soát lạm phát

Lạm phát là vấn đề mà mọi quốc gia đều quan tâm. Vì lạm phát có thể tác động tích cực cũng như có thể tác động tiêu cực đến nền kinh tế của một đất nước. Khi kiểm soát không tốt có thể dẫn đến rủi ro về khủng hoảng nền kinh tế. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến lạm phát và biện pháp khắc phục ra sao. Để rõ hơn về vấn đề này mời Quý độc giả cùng tham khảo bài viết bên dưới của Luật L24H.

Lạm phát là gì?

Lạm phát là gì?

Lạm phát là gì?

Lạm phát (inflation) là sự gia tăng liên tục của mức giá chung (Mức giá trung bình), là sự suy giảm sức mua trong nước của đồng nội tệ.

Gia tăng liên tục: không đơn thuần là sự gia tăng tạm thời của mức giá.

Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.

Pháp luật Việt Nam quy định về lạm phát như thế nào?

Theo Điều 3 và khoản 5 Điều 4 Luật Ngân hàng năm 2010 thì:

  • Ngân hàng nhà nước xây dựng chỉ tiêu lạm phát hằng năm để Chính phủ trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện.
  • Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm được thể hiện thông qua việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
  • Chính phủ trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm. Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng các công cụ và biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia theo quy định của Chính phủ.

Lạm phát được phân chia thành mấy loại

Có thể phân chia lạm phát thành 3 loại sau:

  • Lạm phát vừa phải (moderate inflation): giá cả tăng chậm, có thể dự đoán được, ở mức một con số 1 năm (tức là tỷ lệ lạm phát từ 0 đến dưới 10%). Ở mức này không gây ra những tác động đáng kể đối với nền kinh tế, đời sống người dân vẫn sẽ diễn ra bình thường nên có thể chấp nhận được.
  • Lạm phát phi mã (galloping inflation): giá cả tăng nhanh, ở mức hai hoặc ba con số một năm (Tỷ lệ lạm phát từ 10% đến dưới 1000%). Lạm phát này nếu kéo dài sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng, triệt tiêu các động lực phát triển kinh tế.
  • Siêu lạm phát (hyperinflation): giá cả tăng rất nhanh, tỷ lệ lạm phát ở mức lớn hơn 3 con số trên năm (từ 1000% trở lên). Siêu lạm phát phá hủy nền kinh tế, gây bất ổn tình hình an ninh – chính trị ở trong nước.

Nguyên nhân dẫn đến lạm phát

  • Lạm phát do cầu kéo

Lạm phát do cầu kéo xảy ra khi tổng cầu tăng, đặc biệt khi sản lượng đạt hoặc vượt mức sản lượng tự nhiên.Dư cầu xảy ra khi nền kinh tế chi tiêu nhiều hơn năng lực sản xuất như: Tiêu dùng tăng cao; đầu tư tăng cao; chi tiêu chính phủ tăng cao; xuất khẩu tăng cao

Lạm phát do cầu kéo

Lạm phát do cầu kéo

  • Lạm phát do chi phí đẩy

Lạm phát do chi phí đẩy xảy ra khi: Tổng cung ngắn hạn giảm mà tổng cung ngắn hạn giảm khi: Giá nguyên vật liệu đầu vào (xăng dầu, điện, nước…) tăng mạnh, Giá nhân công tăng, Chính phủ tăng thuế đánh vào sản xuất (thuế gián thu), Thiên tai chiến tranh, dịch bệnh.

  • Lạm phát tiền tệ

Lạm phát tiền tệ xảy ra khi ngân hàng mua ngoại tệ hoặc in nhiều tiền hơn sẽ dẫn đến lượng tiền có sẵn nhiều và dẫn đến nhu cầu và hàng hoá cũng như dịch vụ cũng tăng cao.

Lạm phát do tiền tệ

Lạm phát do tiền tệ

Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế

  • Đến sản xuất

Làm cho giá cả trong quá trình sản xuất tăng cao. Vì lạm phát đã làm nhiều mặt hàng cung ứng cho hoạt động sản xuất tăng cao.

Tuy nhiên, những nhà cung cấp nguyên vật liệu lại thu được nhiều lợi hơn khi lạm phát xảy ra. Bởi vì, những nhà cung cấp này sẽ cố gắng tăng thêm lượng dự trữ với mong muốn tăng giá thành bán ra dẫn đến việc tích trữ, dồn ép hàng hoá cũng tăng lên.

  • Đến thu nhập và việc làm

Do lạm phát, nhu cầu tiêu dùng cũng như chi phí người dân bỏ ra sẽ cao hơn, lượng cung cần nhiều do đó cần nguồn lao động tăng cao để sản xuất cung cấp hàng hóa cho cầu tiêu dùng. Vì thế mà tiền lương của người lao động sẽ được tăng lên tương ứng.

Tuy nhiên, trong thực tế tiền lương của người lao động tăng không cao tốc độ tăng trưởng tiền lương không theo kịp tốc độ tăng giá thành sản phẩm, dịch vụ, hàng hoá.

Do đó, nếu lạm phát kéo dài thì có thể dẫn đến rối loạn trong thị trường lao động, tạo ra khoảng cách lớn về thu nhập cũng như mức sống của người có thu nhập cao và người có thu nhập thấp trong xã hội.

  • Đến nền kinh tế

Đây là ảnh hưởng lớn nhất khi tỷ lệ lạm phát cao. Khi lạm phát cao sẽ dẫn đến khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên lạm phát nhẹ có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đây là điều không thể tránh khỏi với bất kỳ nền kinh tế nào.

Tỷ lệ phân hoá giàu nghèo ngày càng tăng cao: Khi giá cả tăng cao, nhiều người sẽ đầu cơ trục lợi, đẩy giá cả hàng hóa lên cao và kiếm lợi từ nó. Trong khi đó, người nghèo thì càng khó khăn trong việc mua những mặt hàng hóa đó.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng tuột dốc: Thể hiện qua việc đồng tiền không có giá trong khi giá của mặt hàng thì ngày một tăng cao… khiến nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng. Qua đó khiến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế sẽ bị cản trở, dẫn đến thụt lụi nếu không khắc phục kịp thời

Thực trạng về lạm phát tại Việt Nam hiện tại

Căn cứ dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), lạm phát nước ta năm 2022 tăng 3,9%, sát ngưỡng mục tiêu kiểm soát đã được đặt ra trước đó là 4%. Tại hội thảo Diễn biến thị trường giá cả 6 tháng đầu năm và những tháng cuối năm 2022, do Viện Kinh tế Tài chính (Học viện Tài chính) tổ chức ngày 5/7 tại Hà Nội, TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính cho biết, Tổng cục Thống kê đã công bố chỉ số giá tiêu dùng CPI trong 6 tháng đầu năm 2022 tăng trung bình 2,44% so với cùng kỳ năm 2021. “Với mức lạm phát hiện nay, dư địa kiểm soát lạm phát trung bình dưới 4% trong năm nay còn khá lớn”, TS. Nguyễn Đức Độ nhận định.

Theo đó, các nguyên nhân dẫn đến có thể kể đến 03 yếu tố chính là:

  • Tổng cầu tăng đột biến khi trước đó có sự đứt gãy chuỗi cung ứng.Lạm phát chuỗi cung ứng: Kinh tế nước ta có độ mở lớn, sản xuất phụ thuộc nhiều vào nguyên, vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài, với tỉ lệ 37% chi phí nguyên, vật liệu nhập khẩu trong tổng chi phí nguyên, vật liệu của toàn nền kinh tế. Khi nguyên, vật liệu đầu vào tăng là yếu tố tạo áp lực lớn nhất đến lạm phát của nền kinh tế trong những tháng cuối năm theo Ngô Trí Long.
  • Giá nguyên nhiên liệu tăng cao. Trong khi đó, khi giá nguyên vật liệu ở nước ta tăng 1% thì giá thành sản phẩm phải tăng đến 2,6%. Có thể kể đến việc giá xăng dầu tăng cao. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết, từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu được điều chỉnh 16 lần và trong một năm qua, giá xăng dầu tăng 51,83%.
  • Do biến động kinh tế trên toàn thế giới và chiến tranh giữa Nga và Ukraina

Một số biện pháp áp dụng kiểm soát lạm phát

  • Giảm bớt lượng tiền mặt:

Việc rót tiền quá nhiều vào nền kinh tế làm cho tiền mặt mất giá, do đó nên ngừng rót tiền vào nền kinh tế, giảm thiểu lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế bằng các cách như: tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất chiết khấu và lãi suất tiền gửi, nâng lãi suất tiền gửi ngân hàng. Bên cạnh đó, có thể tăng tiền thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt để hạn chế nhu cầu chi tiêu của cá nhân.

  • Thúc đẩy sản xuất kinh doanh:

Một trong những nguyên nhân lớn gây ra lạm phát là do cung quá thấp so với cầu. Do đó cần phải tăng cường sản xuất kinh doanh đảm bảo lượng cung ngang bằng hoặc gần với mức cầu để giảm tỷ lệ lạm phát.

Luật sư tư vấn về luật ngân hàng và lạm phát

  • Tư vấn về chứng chỉ tiền gửi
  • Bảo lãnh ngân hàng
  • Tư vấn nguyên nhân cụ thể dẫn đến lạm phát tại Việt Nam
  • Phân tích các vấn đề phát sinh khi lạm phát tăng cao
  • Giải thích và phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành liên quan đến chế định tài chính ngân hàng
  • Rủi ro pháp lý có thể phát sinh liên quan đến việc ký quỹ tài chính tại ngân hàng
  • Hoạt động của các tổ chức tín dụng trong nước và các tổ chức tín dụng có vốn đầu tư nước ngoài

Lạm phát là một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế. Do đó mà không chỉ nhà nước quan tâm đến lạm phát mà mọi người dân đều nên quan tâm đến vấn đề này. Để nhận biết lạm phát đang diễn ra ra sao từ đó có thể nhìn nhận và đưa ra những biện pháp khắc phục cần thiết khi lạm phát tăng cao. Vì thế nếu quý độc giả có nhu cầu tư vấn về lạm phát, tìm hiểu kiến thức pháp luật hãy liên hệ ngay cho Luật sư của Luật L24H qua số Hotline 1900633716 để được tư vấn. Xin cảm ơn quý độc giả.

Scores: 4.5 (34 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,828 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716