Làm giả hồ sơ vay vốn ngân hàng có bị truy cứu hình sự không?

Làm giả hồ sơ vay vốn ngân hàng là cụm từ không quá xa lạ bởi hiện nay có nhiều vụ việc liên quan đến hình thức làm giả hồ sơ, giấy tờ để vay tiền ngân hàng xuất hiện như sử dụng bảng lương, hồ sơ của người khác,….Những hành vi này có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không, Luật L24H giải đáp thông tin này qua bài viết sau.

Sử dụng hồ sơ giả để vay tiền ngân hàng

Sử dụng hồ sơ giả để vay tiền ngân hàng

Hồ sơ vay vốn ngân hàng cần những giấy tờ gì?

Tùy vào từng ngân hàng và các hình thức vay thì khách hàng cũng cần cung cấp thêm một số giấy tờ khác nữa.

Thứ nhất, Hồ sơ vay tín chấp (vay không có tài sản đảm bảo):

  • Giấy đề nghị vay vốn;
  • Giấy tờ về thông tin cá nhân;
  • Giấy tờ chứng minh thu nhập;

Thứ hai, Hồ sơ vay thế chấp (vay có tài sản đảm bảo):

  • Giấy đề nghị vay vốn ngân hàng.
  • CMND/CCCD/ Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng.
  • Sổ hộ khẩu/sổ tạm trú .
  • Giấy đăng ký kết hôn hoặc xác nhận độc thân.
  • Giấy tờ chứng minh mục đích vay vốn.
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản: như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

Làm giả hồ sơ vay vốn ngân hàng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Khi vay vốn ngân hàng mà hồ sơ giấy tờ được làm giả, tùy theo mục đích vay vốn này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức hoặc lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Như vậy, nếu việc làm giả này nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản khi đủ căn cứ theo quy định sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Còn không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì khi đủ căn cứ theo quy định sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.

Truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi làm giả giấy tờ vay vốn

Truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi làm giả giấy tờ vay vốn

>>>Xem thêm: Giả mạo chữ ký vay tiền ngân hàng bị xử lý như thế nào?

Mức hình phạt khi làm giả hồ sơ vay vốn ngân hàng

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Trách nhiệm hình sự đối với Tội phạm này được quy định như sau:

  • Người nào thuộc một trong các trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; Đã bị kết án về tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội trộm cắp tài sản, tôi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ và bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng thì bị phạt cải tạo không giam dữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
  • Phạm tội bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi có tổ chức; có tình chất chuyên nghiệp, chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng; tái phạm nguy hiểm; lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; dùng thủ đoạn xảo quyệt.
  • Phạt tù từ 7 năm đến 15 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp chiếm đoạt tài sản trị giá từ  200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
  • Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500 triệu đồng trở lên; Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

CSPL: Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức

Trách nhiệm hình sự đối với Tội phạm này được quy định như sau:

  • Đối với hành vi làm giả con dấu, tài liệu thì bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm;
  • Trong các trường hợp phạm tội có tổ chức, phạm tội 2 lần trở lên, sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm; thu lợi bất chính từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng, tái phạm nguy hiểm thì khung hình phạt là phạt tù từ 2 năm đến 5 năm;
  • Trường hợp sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên thì khung hình phạt từ 03 năm đến 07 năm.

CSPL: Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Làm giả giấy tờ tùy thân để vay vốn ngân hàng

Làm giả giấy tờ tùy thân để vay vốn ngân hàng

Tư vấn bào chữa làm giả hồ sơ vay vốn ngân hàng

Hành vi làm giả hồ sơ vay vốn ngân hàng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn luật hình sự hoặc sử dụng dịch vụ luật sư bào chữa về hành vi làm giả hồ sơ vay vốn, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.633.716 để được giải đáp kịp thời. Xin cảm ơn.

Scores: 4.9 (46 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,561 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716