Làm gì khi tổ chức thẩm định giá vi phạm pháp luật khi thẩm định giá

Làm gì khi tổ chức thẩm định giá vi phạm pháp luật khi thẩm định giá là vấn đề mà nhiều người quan tâm trong quá trình tham gia tố tụng. Như vậy, khi tổ chức thẩm định giá bị sai phạm trong thẩm định giá tài sản sẽ giải quyết như thế nào, quy trình thẩm định giá tài sản, xử phạt thẩm định giá vi phạm pháp luật. Sau đây là những nội dung cơ bản mà Luật L24H cung cấp về vấn đề trên.

Tổ chức thẩm định giá

Tổ chức thẩm định giá

Thẩm định giá là gì?

Theo quy định tại Khoản 15 Điều 4 Luật giá 2012 về thẩm định giá như sau:

Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.

Như vậy, có thể hiểu Thẩm định giá là việc mà các cơ quan, tổ chức chuyên môn đủ điều kiện thẩm định bằng nghiệp vụ của mình xác định giá trị các loại tài sản tại một thời điểm, địa điểm nhất định ra thành tiền nhằm phục vụ cho hoạt động tố tụng hoặc các hoạt động khác có tài sản cần được định giá.

>>> Xem thêm: Thẩm định giá là gì?

Quy trình thẩm định giá tài sản

Theo Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 05-Quy trình thẩm định giá ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BTC quy định như sau:

Bước 1. Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.

  • Xác định các đặc điểm cơ bản về pháp lý, kinh tế – kỹ thuật của tài sản cần thẩm định giá
  • Xác định đối tượng sử dụng kết quả thẩm định giá
  • Xác định mục đích thẩm định giá và thời điểm thẩm định giá.
  • Xác định cơ sở giá trị của thẩm định giá.
  • Xác định giả thiết và giả thiết đặc biệt

Bước 2. Lập kế hoạch thẩm định giá.

  • Xác định rõ phạm vi, nội dung công việc, tiến độ thực hiện từng nội dung công việc và tiến độ thực hiện của toàn bộ cuộc thẩm định giá.
  • Nội dung kế hoạch

Bước 3. Khảo sát thực tế, thu thập thông tin.

  • Đối với máy móc, thiết bị
  • Đối với bất động sản
  • Đối với doanh nghiệp
  • Đối với tài sản tài chính

Bước 4. Phân tích thông tin.

Bước 5. Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá.

Bước 6. Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan.

Quy trình thẩm định giá

Quy trình thẩm định giá

>>> Xem thêm: Khi nào Tòa án sẽ ra quyết định định giá tài sản trong Tố tụng dân sự

Xử phạt tổ chức thẩm định giá vi phạm pháp luật

Theo Điều 18 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định một số hành vi vi phạm quy định đối với doanh nghiệp thẩm định giá khi thẩm định giá, như:

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi Phát hành Chứng thư thẩm định giá hoặc Báo cáo thẩm định giá không có đủ các thông tin cơ bản theo hướng dẫn tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng khi Tiết lộ thông tin về hồ sơ, khách hàng thẩm định giá và tài sản được thẩm định giá khi không được sự đồng ý của khách hàng thẩm định giá hoặc không được pháp luật cho phép.

3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối khi Sửa chữa, thay đổi nội dung hồ sơ thẩm định giá đang được lưu;

4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • Không thực hiện đúng quy trình thẩm định giá;
  • Không thực hiện đúng phương pháp thẩm định giá theo hướng dẫn tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam;
  • Không áp dụng đủ các phương pháp thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá.

5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • Giả mạo, thuê, mượn Thẻ thẩm định viên về giá;
  • Kê khai không đúng hoặc gian lận, giả mạo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá;
  • Nhận hoặc yêu cầu bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích khác từ khách hàng thẩm định giá ngoài mức giá dịch vụ đã được thỏa thuận trong hợp đồng;
  • Không lưu trữ hồ sơ thẩm định giá theo thời hạn quy định của pháp luật.

6. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng khi Phát hành chứng thư thẩm định giá hoặc báo cáo kết quả thẩm định giá được ký bởi người không phải thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp thẩm định giá tại thời điểm phát hành.

7. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với hành vi thông đồng với chủ tài sản, khách hàng thẩm định giá, người có liên quan khi thực hiện thẩm định giá làm sai lệch kết quả thẩm định giá.

8. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 260.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch hồ sơ tài sản thẩm định giá hoặc sai lệch thông tin liên quan đến tài sản thẩm định giá.

Ngoài ra có thể phải chịu thêm hình phạt bổ sung: đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá có thời hạn theo quy định của pháp luật hoặc có thể bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.

Xử phạt vi phạm về thẩm định giá

Xử phạt vi phạm về thẩm định giá

>>> Xem thêm: Đơn yêu cầu thẩm định giá tài sản

Làm gì khi kết quả định giá bị sai lệch

Khi có căn cứ cho rằng kết quả thẩm định giá bị sai lệch thì người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có thể yêu cầu thẩm định giá lại.

Trường hợp giá thẩm định bị sai lệch do vi phạm của cơ quan thẩm định giá thì có thể nộp đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo tại Điều 42 Nghị định 109/2013/NĐ-CP:

  • Chánh Thanh tra Bộ Tài chính
  • Chánh Thanh tra Sở Tài chính
  • Thanh tra viên, Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ
  • Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh
  • Chủ tịch uỷ ban Nhân dân huyện

Tư vấn về quy định thẩm định giá

  • Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ cần thiết để nộp yêu cầu thẩm định giá
  • Tư vấn về chi phí thẩm định giá lại tài sản trong tranh chấp.
  • Đại diện khách hàng trong quá trình tham gia tố tụng.
  • Luật sư tư vấn luật hướng dẫn, trực tiếp viết đơn yêu cầu thẩm định giá trong tranh chấp.
  • Luật sư làm việc với cơ quan thẩm định giá theo yêu cầu.

Như vậy, pháp luật cũng đã quy định cụ thể về các hình phạt cho từng loại hành vi vi phạm pháp luật về thẩm định giá tài sản, người quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đối với tài sản được định giá cần nắm rõ các quy định này để bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của mình. Bài viết cũng đã phần nào cung cấp được các nội dung về hoạt động thẩm định giá, quy trình thẩm định giá xử phạt về hành vi vi phạm pháp luật về thẩm định giá. Nếu Quý khách hàng có khó khăn hoặc thắc mắc gì về vấn đề trên, hãy vui lòng liên hệ đến hotline 1900.633.716 để được các luật sư tư vấn kỹ hơn. Xin cảm ơn.

Scores: 4.6 (27 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,919 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716